Một số kết quả đạt được theo Nghị quyết 27 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế

Thực hiện Nghị quyết 27 của BCHTW Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế (Liên hiệp hội) đã đạt được một số nhiệm vụ nổi bật.

Kết quả thực hiện Nghị quyết 27-NQ/BCHTW

1.   Đặc điểm tình hình tổ chức của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế

Hiện tại, tổ chức của Liên hiệp hội gồm có: Đảng đoàn, Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Liên hiệp hội, Chi bộ, Công đoàn Cơ quan Liên hiệp hội và Chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Cơ quan Liên hiệp hội gồm có Văn phòng và 02 Ban (Ban Thông tin Phổ biến kiến thức và Ban Tư vấn Phản biện Giám định xã hội và Khoa học công nghệ). Tổng số biên chế của cơ quan Liên hiệp hội được giao là 10 người và 01 cán bộ kiêm nhiệm. Liên hiệp hội hiện tại có 47 hội thành viên, 10 Trung tâm, 01 Câu lạc bộ và 01 nhóm Đánh giá tác động môi trường trực thuộc.

Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước được Đảng đoàn, Ban Chấp hành Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chỉ đạo và cụ thể hóa trong Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2013-2018 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức         

Liên hiệp hộị Thừa Thiên Huế đã ban hành các quy chế, quy định, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện để trí thức tự khẳng định, phát triển, cống hiến và được tôn vinh:

Đảng đoàn Liên hiệp hội đã phối hợp với Chi bộ cơ quan chỉ đạo đảng viên thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động tập hợp đội ngũ trí thức KHCN thông qua hoạt động Hội thi sáng tạo kỹ thuật, Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ; tổ chức thông tin, tuyên truyền và phổ biến kiến thức cho các tầng lớp nhân dân; tập hợp trí thức thực hiện hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội góp phần thức đẩy phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà.

3. Thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức

Cơ chế, chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức hiện nay đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, tuy nhiên việc triển khai chưa được sâu sắc, đồng bộ và còn tùy thuộc vào từng địa phương. Năm 2017, Liên hiệp hội được UBND tỉnh đồng ý cho phép tổ chức tôn vinh Trí thức KH&CN lần thứ nhất và có 15 trí thức khoa học công nghệ tiêu biểu được tôn vinh. Năm 2018, Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế tiếp tục tổ chức Tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu lần thứ hai và có 17 trí thức khoa học công nghệ tiêu biểu được tôn vinh.

4. Tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức của đơn vị

Công tác đào tạo ngắn hạn và trung hạn về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị cho các cán bộ, công chức, viên chức thuộc Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế được thực hiện khá thường xuyên từ 2008 đến nay. Đến nay, đã đào tạo 1 cao cấp, 3 trung cấp chính trị, 3 chuyên viên chính và 2 chuyên viên về quản lý nhà nước.      

5. Đề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các hội trí thức

Các Trí thức thuộc hệ thống Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế đã tích cực tham gia thực hiện đề xuất các nhiệm vụ KHCN hàng năm cho tỉnh, thực hiện các đề tài nghiên cứu và triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống.

Xây dựng đội ngũ trí thức tỉnh Thừa Thiên Huế được đánh giá là đứng thứ nhất khu vực miền Trung – Tây nguyên, đứng thứ ba toàn quốc về số lượng, chỉ đứng sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với hơn 40 nghìn người có trình độ từ cao đẳng trở lên và đa dạng về ngành nghề đào tạo. Hiện tại, tỉnh Thừa Thiên Huế có trên 250 giáo sư, phó giáo sư, 700 tiến sĩ, 1.500 thạc sĩ, 200 nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú… Trí thức Thừa Thiên Huế giàu lòng yêu quê hương, đất nước, cần cù, thông minh, có hoài bão, tinh thần vượt khó, ham học hỏi, say mê tìm tòi, nghiên cứu và giàu sáng tạo và trách nhiệm.

Những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong thời gian qua đều có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ khoa học và công nghệ của tỉnh. Khoa học và Công nghệ luôn được khẳng định có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội là nền tảng vững chắc, động lực then chốt phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Những khó khăn, hạn chế

Tổ chức phát triển nhanh về số lượng, nhưng năng lực và hiệu quả hoạt động còn hạn chế; mặt khác, hoạt động của các Liên hiệp hội còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc.

Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động của đơn vị

Tập trung lãnh đạo đẩy mạnh tập hợp, đoàn kết và phát huy trí tuệ đội ngũ trí thức để  đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, hoạt động phổ biến kiến thức, tăng cường các hoạt động tôn vinh trí thức; thường xuyên nắm tình hình diễn biến tư tưởng trong đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ để tham mưu cho tỉnh.

Nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển đội ngũ trí thức trong tình hình mới

1. Những nhiệm vụ chủ yếu

a. Thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng, khẳng định và nâng cao vai trò, vị trí của tí thức khoa học, công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế.

b. Xây dựng Liên hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế thành tổ chức chính trị xã hội vững mạnh.

c. Tăng cường các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của hệ thống Liên hiệp hội.

d. Tập trung nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

đ. Hoạt động sáng tạo và tôn vinh trí thức, phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ.

e. Tăng cường mở rộng đối ngoại và hợp tác quốc tế.

2. Các giải pháp chính để thực hiện

a. Giải pháp kiện toàn tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống Liên hiệp hội.

b. Đổi mới nội dung phương pháp hoạt động.

c. Xây dựng mối quan hệ phối hợp, hợp tác và liên kết.

d. Củng cố tăng cường nguồn nhân lực của hệ thống Liên hiệp hội.

đ. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với Liên hiệp hội và đội ngũ trí thức.

3. Đề xuất, kiến nghị

Đề nghị tiếp tục thể chế hoá chủ trương của Đảng về thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW, ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X và Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ban hành các cơ chế chính sách nhằm bảo đảm kinh phí và các điều kiện hoạt động cho Liên hiệp hội như các tổ chức chính trị – xã hội khác theo đúng tinh thần của Chỉ thị 42-CT/TW ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị.

Trên đây là một số kết quả đạt được của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế về thực hiện Nghị quyết 27 của BCHTW (khóa X) về Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

 

                                                                                         Bùi Thắng

Phó Chủ tịch Liên hiệp hội

Người cập nhật: Đinh Văn Chung

Các bài viết khác: