Đánh giá vai trò của các yếu tố tác động đến tổn thương môi trường trong khai thác đá xây dựng trên cơ sở cho điểm và tính trọng số

Xác định những nguyên nhân gây tổn thương môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghiên cứu môi trường. Những nguyên nhân tiềm năng có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ tổn thương với mục đích cảnh báo khả năng phát sinh, phát triển sự cố. Trong khi đó những nguyên nhân trực tiếp lại hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu giải quyết các hậu quả của tổn thương cũng như việc đề ra những giải pháp kỹ thuật thích hợp để hạn chế và phòng tránh.

Trên cơ sở phân tích đánh giá các yếu tố phát sinh tổn thương môi trường đối sánh với đánh giá hiện trạng môi trường đã cho phép xác lập vai trò tác động của từng yếu tố đối với tổn thương môi trường, cũng như của mỗi yếu tố trong tổng hợp các yếu tố phát sinh tổn thương môi trường khai thác mỏ ở Thừa Thiên Huế. Căn cứ để đánh giá tổn thương là các hệ số tổn thương. Hệ số tổn thương được xác định bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào nguồn tài liệu thực tế có thể xác định được. Trong khu vực khai thác khoáng sản đá xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi xác định hệ số tổn thương trên cơ sở mật độ tổn thương trên thực tế đã xảy ra. Trên cơ sở hiện trạng phân bố tổn thương, mật độ cùng với quy mô tổn thương môi trường ở khu vực nghiên cứu thuộc các cấp khác nhau của từng yếu tố phát sinh tổn thương, cho phép xác định các lớp nhạy cảm tổn thương cho từng yếu tố phát sinh tổn thương môi trường khai thác khoáng sản ở Thừa Thiên Huế. Căn cứ vào hệ số tổn thương tính toán được, đối sánh với mức độ tổn thương trên từng yếu tố, bằng phương pháp chuyên gia chúng tôi đã đánh giá tương quan và cho điểm cho từng yếu tố cụ thể đối với khu vực khai thác khoáng sản đá xây dựng ở Thừa Thiên Huế.

Như chúng ta đã biết, nổ mìn là yếu tố quan trọng nhất gây tổn thương môi trường không chỉ ở khu vực khai thác đá ở Thừa Thiên Huế mà ở nơi khác cũng vậy. Yếu tố nổ mìn đã tác động quyết định trực tiếp đến tổn thương môi trường ở khu vực này. Những kết quả khảo sát, đo được chi tiết ngoài thực địa cho thấy nổ mìn khai thác đá ở Thừa Thiên Huế có nồng độ bụi phân tán lớn. Quá trình nổ mìn là nguyên nhân phát sinh bụi và khí độc nhiều nhất, có thể nói bụi là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí hiện nay tại các mỏ. Hầu hết các khu vực khai thác đá xây dựng đều có nổ mìn, khi nổ mìn nồng độ bụi phân tán rất cao và dao động như sau: ở cự li 100-150 mét thì nồng độ bụi phân tán trên 700 hạt/cm3, cự li từ 150-200 mét thì nồng độ bụi phân tán từ 500-700 hạt/cm3, cự li trên 200 thì nồng độ bụi phân tán dưới 500 hạt/cm3. Do đó, khi phân tích mối quan hệ giữa tổn thương môi trương và nổ mìn, chúng tôi đánh giá vai trò của yếu tố này là quan trọng nhất trong tổn thương môi trường khai thác mỏ ở Thừa Thiên Huế và cho 9 điểm.

Yếu tố khoan trong khai thác đá ở là quan trọng thứ 2 sau nổ mìn. Các số liệu về khoan ở các mỏ đá ở Thừa Thiên Huế cho phép đánh giá mối quan hệ tổn thương môi trường cả về không gian và thời gian. Có nghĩa là vừa cho phép đánh giá cho điểm để đưa tính toán phân vùng nguy cơ tổn thương, vừa phân tích đánh giá theo thời gian gây tổn thương. Khi khối lượng khoan lớn, tập trung trong một thời gian ngắn tạo ra được nhiều hố khoan, trong quá trình khoan thì nồng độ bụi và khí S02, N02 phát sinh ra nhiều làm ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực khai thác mỏ và vùng lân cận là điều kiện thúc đẩy tổn thương phát triển. Hầu hết các khu vực khai thác đá ở Thừa Thiên Huế có liên quan đến những quá trình khoan rất lớn, theo thống kê nhiều năm cho thấy quá trình khoan ở các mỏ đá ở Thừa Thiên Huế phát sinh ra một lượng bụi và khí độc rất cao. Điều này cho thấy khoan là yếu tố quan trọng tiếp theo yếu tố nổ mìn trong cơ chế phát sinh tổn thương môi trường trong khai thác mỏ. Theo thống kê về khối lượng khoan trung bình tháng các mỏ đá ở Thừa Thiên Huế là rất lớn và tập trung ở các mỏ Hương Thọ, Ga Lôi, Trường Sơn và Thừa Lưu. Đồng thời, tổn thương môi trường cũng xẩy ra mạnh nhất ở các khu vực đó cả về nồng độ và cự li phân tán. Như vậy, trên cơ sở các tài liệu thống  kê, điều tra về tổn thương môi trường hàng năm với khối lượng khoan hàng tháng, phân tích mối quan hệ tương quan đó cho thấy ở khu vực nào có khoan nhiều, thì ở đó gây ra tổn thương môi trường nhiều. Do đó, chúng tôi đánh giá, cho vai trò của yếu tố khoan là quan trọng sau nổ mìn trong phát sinh tổn thương môi trường ở Thừa Thiên Huế và cho 7 điểm.

Yếu tố chế biến là yếu tố vai trò thứ tiếp theo trong phát sinh tổn thương môi trường. Theo khảo sát và đo thực tế tại các khu vực chế biến đá xây dựng đều có dấu hiệu bị ô nhiễm bụi. Tại các trạm nghiền sàn mức độ gây ô nhiễm cũng khá cao, nồng độ bụi dao động từ 200-300 hạt/cm3. Do đó, phân tích đánh giá vai trò của yếu tố này trong tổng thể các yếu tố gây tổn thương môi trường, chúng tôi cho rằng yếu tố này có vai trò quan trọng thứ ba và cho 5 điểm.

Yếu tố xúc bốc là yếu tố có vai trò thứ tư trong phát sinh tổn thương môi trường và cho 3 điểm. Trong quá trình khai thác và chế biến đá xây dựng thì việc xúc bốc luôn có trong quá trình mở moong bóc tầng phủ, xúc đất đá thải và xúc bốc sản phẩm để tiêu thụ. Trong quá trình đó nó cũng phát sinh một lượng bụi và khí thải của động cơ là rất lớn. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm và có nguy cơ gây tổn thương đến môi trường. Do đó, khi phân tích mối quan hệ của tổn thương môi trường với yếu tố này, chúng tôi cho rằng vai trò của yếu tô này trong phát sinh trượt lở đất thuộc loại thứ 4 và cho yếu tố này 3 điểm.

Vai trò của yếu tố vận chuyển tác động trong phát sinh tổn thương môi trường thể hiện ở những khía cạnh khác nhau. Trong đó, mức độ vận chuyển nhiều hay ít, gần hay xa đều tạo ra một lượng bụi và khí thải nhất định của đất đá và động cơ của ô tô. Trong quá trình vận chuyển thì có nhiều cự li, cự li gần trong khu vực mỏ như vận chuyển đất đá thải hay vận chuyển đá nguyên khai để đưa váo chế biến . Qua khảo sát thực tế thì việc vận chuyển như thế thì cự li khoảng 1000 mét, trong khi đó vận chuyển sản phẩm để tiêu thụ thì cự li có thế 20-25 km. Dù vận chuyển gần hay xa nó đều tạo ra một lượng bụi và khí thải nhất định, nên nó sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, phân tích mối quan hệ của yếu tố vận chuyển với tổn thương môi trường, chúng tôi đánh giá vai trò của yếu tố này ở mức thứ 5 và cho yếu tố này 1 điểm.

Như vậy, trên cở phân tích hiện trạng, đã cho phép đánh giá vai trò cuả 5 yếu tố tác động đến phát sinh tổn thương môi trường khai thác mỏ ở Thừa Thiên Huế. Đã phân tích mối quan hệ của các yếu tố đó với tổn thương môi trường và đánh giá cho điểm theo thang điểm độ nhạy cảm với tổn thương môi trường (Bảng 4.4).

Bảng 4.4: Đánh giá cho điểm các yếu tố phát sinh gây tổn thương môi trường do khai thác đá ở Thừa Thiên Huế

Yếu tố

Nổ mìn

Khoan

Chế biến

Xúc bốc

Vận chuyển

Điểm

9

7

5

3

1

Nguy cơ tổn thương môi trường là sản phẩm của một quá trình tác động của con người vào tự nhiên dưới tác động của các yếu tố thành phần gây ra. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố quyết định tổn thương không như nhau và được đánh giá dựa trên việc xây dựng một ma trận so sánh các cặp yếu tố. Trong chuyên đề này, việc xác định trọng số được sử dụng bằng phương pháp phân tích cấp bậc Saaty (Saaty’s Analytical Process – AHP). Đã tính trọng số cho từng yếu tố thể hiện vai trò quan trọng của chúng qua việc lập ma trận so sánh tương quan cặp giữa các yếu tố và tính trọng số trong phần mềm Ilwis 3.2 (Bảng 4.5).

Bảng 4.5: Ma trận so sánh tương quan cặp và xác định trọng số

của yếu tố quyết định tổn thương môi trường

Các yếu tố

Nổ mìn

Khoan

Chế biến

Xúc bốc

Vận chuyển

Trọng số

Nổ mìn

1

0,1285

1,800

3,000

     9,000

0,360

Khoan

0,777

1

1,400

2,333

     7,000

0,280

Chế biến

0,555

0,714

1

1,666

     5,000

0,200

Xúc bốc

0,333

0,428

0,600

1

     3,000

0,120

Vận chuyển

0,111

0,142

0,200

0,333

     1

0,040

 

Bùi Thắng

 

Người cập nhật: Đinh Văn Chung

Các bài viết khác: