Nếu Quý vị có điều gì cần tư vấn về khoa học công nghệ, xin vui lòng đặt câu hỏi tại đây. Vui lòng bấm vào câu hỏi để xem nội dung trả lời.
Hoi:Tôi đang trồng hoa cúc chậu bán tết vụ đầu tiên, hoa cúc là đối tương cây trồng có rất nhiều loại sâu bệnh hại, xin tư vấn giúp biện pháp phòng ngừa sâu bệnh hai hoa cúc hiệu quả trong vụ trồng này?
Phan vinh (phanvinh@yahoo.com) – 14/09/2014


Đáp: Hoa cúc có rất nhiều sâu, bệnh hại từ nhiều lây nhiễm khác nhau và đối tượng sau bệnh hại cụ thể tùy thuộc vào từng vụ, từng giống cụ thể.

 Nguồn lây nhiễm đa dạng, ngoài yếu tố điều kiện thời tiết, khí hậu thì sự phát sinh và gây hại của sâu bệnh hại hoa cúc còn phụ thuộc nhiều vào đất đai, giống, chế độ canh tác …Vì vậy, muốn phòng ngừa có hiệu quả các đối tượng sâu bệnh hại nói chung,  người trồng hóa cần thực hiện tốt, đồng bộ một số biện pháp sau:

* Biện pháp canh tác

– Vệ sinh đồng ruộng: Tiến thu gom và tiêu huỷ  toàn bộ tàn dư vụ trước mang nguồn bệnh, làm sạch cỏ dại, phát quang cây bui ký chủ sâu bệnh hại,… để hạn chế nguồn lây lan…

– Sử dụng giống hoa khoẻ, sạch sâu bệnh, sử dụng giống chống chịu: Chỉ sử dụng giống khoẻ, sạch sâu bệnh, đúng phẩm cấp giống, rõ nguồn gốc. Nên mua giống ở những cơ sở sản xuất, cung cấp giống uy tín. Tiến hành xử lý giống trước khi trồng.

– Chăm sóc:           

+ Phân bón và bón phân: Bón phân đúng kỹ thuật, bón vừa đủ và cân đối cho từng giống hoa, từng loại đất, từng mùa vụ, đúng thời kỳ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng với sâu bệnh. Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học để bón cho cây hoa.

+ Tưới nước:  Luôn đảm bảo đất đạt độ ẩm từ 70-75%, không để hoa bị úng nước.

– Thời vụ:  Lựa chọn các giống hoa đã được khảo nghiệp, trồng phù hợp cho từng vụ trên địa bàn để trồng.

– Mật độ gieo trồng: Trồng mật độ hợp lý, đảm bảo ánh sáng và không khí lưu thông tốt, hạn chế sâu bệnh phát sinh.

– Luân canh: Luân canh với các loại cây trồng khác họ không cùng ký chủ sâu, bệnh hại làm gián đoạn nguồn thức ăn của sâu bệnh hại phát sinh, phát triển.

* Biện pháp thủ công: Sử dụng bẫy đèn, bẫy dính màu vàng, màu xanh bắt và tiêu diệt rệp có cánh, ruồi đục lá, tiêu huỷ cây bị sâu bệnh, bẫy cây trồng,…

* Biện pháp sinh học : Khai thác và sử dụng những sinh vật có lợi (thiên địch, kẻ thù của sâu hại), các sản phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây.

– Bảo vệ thiên địch

 + Các loài bọ rùa ăn rệp, ăn sâu hại

+ Các loài ong ký sinh trứng, sâu non, nhộng của sâu hại

+ Các loài kiến, bọ cánh cứng, nhện,…ăn sâu hại

– Sử dụng thuốc sinh học và thuốc thảo mộc:

 + Các chế phẩm sinh học Bacillus thuringiensis phòng trừ sâu ăn lá, nấm ký sinh côn trùng Beauveria, Metarhizium,…

+ Thuốc thảo mộc Azadirachtin , Rotenone, Saponin, Matrine,… được dùng phòng trừ, xua đuổi và gây ngán nhiều sâu hại trên cây trồng.           

 + Nấm đối kháng Trichoderma hạn chế một số loại nấm bệnh trong đất.

 + Các hoạt chất có nguồn gốc sinh học: Abamectin, Emamectin benzoate,Validamycin,…

* Biện pháp hoá học: 

– Sử dụng các chất hoá học để phòng trừ sâu bệnh hại hoa theo khuyến cáo, nên sử dụng những loại thuốc ít đọc hại con người và môi trường, phan hủy nhanh, nhóm đọc thấp

– Sử dụng thuốc phải theo nguyên tắc 4 đúng:

+ Đúng lúc: phun lúc sâu non tuổi nhỏ, vết bệnh mới xuất hiện. Giai đoạn sinh trưởng của cây. Phun sáng sớm hoặc chiều mát, không mưa,…

+ Đúng thuốc: cho từng đối tượng dịch hại, luân phiên các loại thuốc,…

+ Đúng cách: Thực hiện thao tác pha-phun đúng hướng dẫn của từng loại thuốc,…

+ Đúng liều lượng, nồng độ: theo đúng hướng dẫn của từng loại thuốc (về lượng dùng, lượng nước pha).

Thanh Quang – Hồ Thành

 

Các bài viết khác: