New Page 1

Số 1 – Quý I – 2004


HOẠT ĐỘNG HỘI

Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp : Qúa trình xây dựng và phát triển

Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế được thành lập năm 1996. Hiện nay, hội có 220 hội viên hoạt động ở 11 chi hội. Trong quá trình hoạt động, hội đã tích luỹ được những kinh nghiệm bước đầu quý giá.

1. Những kinh nghiệm

Một là quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cốt cán, vấn đề có tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của hội. Phải chọn cho được những người thực sự có tâm huyết, nhiệt tình, sẵn sàng "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng", những người có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng, uy tín tập hợp được hội viên và khơi dậy ở hội viên ý thức trách nhiệm, tinh thần lao động sáng tạo vào đội ngũ cán bộ.

ời thực sự có tâm huyết, nhiệt tình, sẵn sàng "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng", những người có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao, có khả năn và khơi dậy ở hội viên ý thức trách nhiệm, tinh thần lao động sáng tạo vào đội ngũ cán bộ.

Chi hội Vườn Quốc gia Bạch Mã, chi hội Bảo tồn thiên nhiên, chi hội Hạt kiểm lâm Phú Lộc và nhiều chi hội khác là những chi hội có nhiều hoạt động khởi sắc, trước hết là nhờ có đội ngũ cán bộ mạnh, năng động, sáng tạo, biết khai thác, phát huy tài năng, trí tuệ của hội viên bằng những nội dung hoạt động luôn đổi mới.

Ban chấp hành hội có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo nên sức mạnh của hội, nhất là trong việc liên kết các chi hội thành viên với nhau. Nhiều chi hội có hoạt động rất phong phú, đa dạng và sáng tạo, nhưng còn mang tính đơn lẻ, thiếu sự phối hợp thống nhất với các chi hội khác. Bên cạnh đó còn có một số chi hội hoạt động yếu kém. Ban chấp hành cần làm tốt vai trò tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng điển hình, khích lệ những chi hội hoạt động tốt, đi đôi với việc dìu dắt động viên các chi hội còn yếu đang gặp phải lúng túng, chưa xác định được nội dung, phương thức hoạt động cụ thể.

Hai là phải gắn kết hoạt động của hội với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị chuyên môn mà hội viên đang công tác. Có gắn kết hoạt động của hội với nhiệm vụ chính trị của ngành, của đơn vị mới làm cho hoạt động của hội trở nên phong phú, hiệu quả.

n môn mà hội viên đn phong phú, hiệu quả.

Thực tế cho thấy, nhờ có sự gắn kết nên hội và nhiều chi hội đã được cơ quan chuyên môn tin tưởng giao việc hoặc tạo điều kiện thuận lợi để được thực hiện những đề tài, dự án khoa học. Đó cũng là điều kiện, cơ hội quan trọng giúp hội tập hợp, khai thác, phát huy năng lực, trí tuệ của hội viên. Đồng thời đây cũng là một cơ hội để hội tự khẳng định mình và là một trong những hướng quan trọng để tạo ra kinh phí cho hoạt động thường xuyên của hội. Mặt khác, cơ quan chuyên môn cũng có thêm một chỗ dựa vững chắc để hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ chính trị của mình.

Chi hội Vườn Quốc gia Bạch Mã có nhiều hoạt động mang lại hiệu quả là nhờ chi hội đã mạnh dạn đảm đương nhiều công trình nghiên cứu khoa học về bảo vệ động vật, thực vật quý hiếm, tham gia hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ và tôn tạo giá trị đặc hữu của Vườn Quốc gia. Đối tượng tuyên truyền, giáo dục là nhân dân địa phương, nhất là dân vùng đệm và du khách. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ chính trị chủ yếu của Vườn Quốc gia này.

Chi hội Hạt kiểm lâm Phú Lộc lại đi sâu vào lĩnh vực tạo giống mới, trồng và quản lý rừng. Hội viên ở đây có vai trò quan trọng trong việc gieo tạo các loại cây bản địa và trồng xen cây bản địa dưới tán cây keo ở đèo Hải Vân. Đây là mô hình thực nghiệm đầu tiên ở tỉnh ta. Mô hình này có thể nhân rộng ra những vùng khác trong tỉnh. Chi hội còn tiếp thu và nhân giống vô tính bằng cách giâm hom nhiều loại cây như keo lai, keo lưỡi liềm, phi lao Trung Quốc…góp phần quan trọng vào việc trồng hàng trăm hecta rừng ở địa phương.

o lĩnh vực tạo giống mới, trồng và quản lý rừng. Hội viên ở đây có vai trò quan trọng trong việc gieo tạo các loại cây bản địa và trồng xen cây bản đ mô hình thực nghiệm đầu tiên ở tỉnh ta. Mô hình này có thể nhân rộng ra những vùng khác trong tỉnh. Chi hội còn tiếp thu và nhân giống vô tính bằng cách giâm hom nhiều loại cây như keo lai, keo lưỡi liềm, phi lao Trung Quốc…góp phần quan trọng vào việc trồng hàng tră

Chi hội Bảo tồn thiên nhiên tuy mới được thành lập cách đây vài năm nhưng đã có những hoạt động “nổi đình, nổi đám” trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Thông qua các hoạt động trại thiên nhiên, tập huấn, câu lạc bộ ngoài trời…mà nâng cao năng lực tổ chức hoạt động cho cán bộ và nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường cho nhân dân, nhất là thanh niên, thiếu niên, giáo viên, học sinh. Chi hội đã tạo được mối quan hệ với nhiều tổ chức trong và ngoài nước, nhờ đó mà tranh thủ được kinh phí để trang trải cho các hoạt động.

Ba là bài học kinh nghiệm về xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể của hội. Đó là điều không thể thiếu đối với toàn hội và từng chi hội thành viên, là chất keo dính liên kết các hội viên, các chi hội với nhau. Có chương trình, có kế hoạch cụ thể phù hợp với khả năng còn phải phân công cho từng hội viên, tổ chức hội thực hiện theo tiến độ nhất định.

2. Con đường phía trước

Trong những năm tới, hội xác định phải chú trọng hơn đến công tác tổ chức. Một mặt củng cố, ổn định, phát huy và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của những chi hội đã có. Mặt khác, tích cực vận động xây dựng, thành lập mới một số hội. Bên cạnh đó là việc mở rộng, đa dạng hoá thành phần hội viên. Ngoài những hội viên đương chức, hội viên đã về hưu trong ngành lâm nghiệp, hội sẽ mạnh dạn kết nạp thêm những người có hiểu biết và tâm huyết với công tác bảo vệ và phát triển rừng, nhất là người dân vùng có rừng.

nâng cao hiệu quả, chất nh lập mới một số hội. Bên cạnh đó là việc mở rộng, đa dạng hoá thành phần hội viên. Ngoài những hội viên đương chức, hội viên đã về hưu trong ngành lâm nghiệp, hội sẽ mạnh dạn kết nạp thêm những người có hiểu biết và tâm huyết với công tác bảo vệ và phát triển rừng, nhất là người dân vùng có rừng.

Để gắn kết các chi hội thành viên, các hội viên với nhau, ngoài việc phải nâng cao trách nhiệm, năng lực chỉ đạo, điều hành của Ban chấp hành còn phải xây dựng và triển khai thực hiện quy chế phối hợp hoạt động.

nh viên, các hội viên với nhau, ngoài việc phải nâng cao trách nhiệm, nănh của Ban chấp hành còn phải xây dựng và triển khai thực hiện quy chế phối hợp hoạt động.

Hội cũng xác định là cần phải tăng cường công tác nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật lâm nghiệp đến cộng đồng. Tập trung tài năng, trí tuệ của hội viên vào việc tham gia giải quyết những vấn đề cấp bách của ngành, của tỉnh trong bảo vệ và phát triển rừng.

uệ của hội viên vào việc tham gia giải quyết những vấn đề cấp bách của ngành, của tỉnh trong bảo vệ và phát triển rừng.

Một vấn đề quan trọng khác là sự quan tâm của các cấp uỷ đảng đến hoạt động của hội. Đây chính là một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của hội.

thành công hay thất bại của hội.

 

Nguyễn Quốc Việt

Các bài khác

Kỳ Đại hội đầu tiên – Bước khởi đầu quan trọng

Sự ra đời Hội Khoa học -Kỹ thuật Thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế

















 






New Page 1

Chọn chuyên đề

Chọn bản tin: