New Page 1

Số 1 – Quý I – 2004


HỎI ĐÁP

Tác hại của hàn the

Câu hỏi:

Hàn the là gì ? Tại sao hàn the bị cấm sử dụng làm phụ gia thực phẩm ?

Trả lời:

Hàn the là muối natri của acid boric, có tên hoá học là natri tetraborate, tên thương mại là borax, thường gọi là hàn the (Na2B4O7.10H2O).

Hàn the được sử dụng để bảo quản và chế biến thực phẩm. Bởi hàn the có tác dụng hạn chế sự phát triển của nấm mốc, vi sinh vật giúp thực phẩm lâu hỏng. Nó còn làm cho thực phẩm như các loại tinh bột, thịt, cá trở nên dẻo, giòn, cứng, không bị nhão nhờ khả năng làm chậm quá trình phân giải protein, amilloza.

Lợi thì cũng có lợi, nhưng hàn the có tác hại rất lớn đối với sức khoẻ. Các nghiên cứu độc học đã chỉ ra rằng, hàn the có khả năng tích tụ trong cơ thể gây tổn thương gan và thoái hoá cơ quan sinh dục. Khi sử dụng thực phẩm có hàn the, nó sẽ được đào thải qua nước tiểu 81%, qua phân 1%, qua mồ hôi 3%, còn 15% được tích luỹ trong cơ thể, tập trung ở mô mỡ, mô thần kinh. Đối với phụ nữ có thai, hàn the còn được đào thải qua sữa và nhau thai gây độc hại cho thai nhi. Ngoài gây độc, hàn the còn cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng gây nên hiện tượng khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi. Hàn the là chất độc với dạ dày, ức chế quá trình hoạt động của men tiêu hoá, làm trơ các lớp xốp trên bề mặt dạ dày và màng ruột. Nếu dùng thực phẩm có hàn the lâu ngày, tác hại sẽ tăng dần, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là đối với trẻ em.

Hàn the có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Trúng độc hàn the cấp tính xảy ra sau khi ăn khoảng 6-8 giờ. Bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau co cứng cơ, chuột rút vùng bụng, vật vả, động kinh, dấu hiệu kích thích màng não, tróc da, phát ban, đặc biệt ở vùng mông, gan bàn tay. Có thể xuất hiện các dấu hiệu suy thận, nhịp tim nhanh, sốc trụy mạch, da xanh tím, co giật, hoang tưởng và hôn mê. Những bệnh lý thường gặp là ổ chảy máu, sung huyết, thoái hoá ống thận, thoái hoá mỡ gan, thực bào thần kinh, giảm chất nhiễm sắc ở não và tuỷ sống. Với liều 2-5g acid boric hoặc 15-30g borax có thể gây tử vong cho người lớn sau 36 giờ. Tỷ lệ tử vong do ngộ độc cấp tính khoảng 50%.

Hàn the còn gây ngộ độc mãn tính do được tích luỹ trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá, hấp thụ, quá trình chuyển hoá và chức phận của thận. Biểu hiện bằng mất cảm giác ăn không thấy ngon, giảm cân, nôn, tiêu chảy nhẹ, mẩn đỏ da, rụng tóc, suy thận, cơn động kinh, da xanh xao, suy nhược không thể phục hồi.

Do có độc hại, nên đã từ lâu hàn the đã bị cấm sử dụng làm phụ gia thực phẩm ở các quốc gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực. Việt Nam cũng đã cấm sử dụng hàn the làm phụ gia thực phẩm từ năm 1998 thông qua Quyết định số 867/QĐ-BYT.

từ lâu hàn the đã bị cấm sử dụng làm phụ gia thực phẩm ở các quốc gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực. Việt Nam cũng đã cấm sử dụng hàn the làm phụ gia thực phẩm từ nă

Trên thực tế, hàn the vẫn được sử dụng phổ biến trong chế biến nhiều loại thực phẩm truyền thống như giò lụa, chả quế, bánh đúc, bánh cuốn…với mục đích làm tăng độ c?ng, giòn, dẻo, hạn chế sự vữa, nhão. Nó còn được dùng để bảo quản thịt, cá, măng tươi…Nghiêm trọng là hàn the đang được sử dụng hiện nay là hạn the công nghiệp có độ tinh khiết thấp, chứa nhiều tạp chất.

Ngành y tế các cấp đã tăng cường kiểm tra, xử lý mạnh nhưng chưa loại bỏ được hàn the ra khỏi quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm. Nguyên nhân là do hàn the giá rẻ, dễ mua và người sản xuất lẫn người tiêu dùng chưa hiểu rõ sự độc hại to lớn, lâu dài của hàn the hoặc đã hiểu rõ nhưng vẫn cố tình sử dụng vì mục đích kiếm lời một cách bất nhân

PV (Tổng hợp)

Các bài khác

















 






New Page 1

Chọn chuyên đề

Chọn bản tin: