Cứ hai năm một lần, Hội nghị Quốc tế về Truyền máu Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lại được tổ chức, với sự phối hợp giữa Hội Truyền máu Quốc tế (I SBT) với các Hội quốc gia nước đăng cai.
Dự Hội nghị lần này với sự tham gia của 35 nước với trên 800 đai biểu – Gọi là của vùng Châu Á – Thái Bình Dương. nhưng đều có sự tham gia của các đại biểu của tất cả các châu lục: Hoa Kỳ, Anh, Úc, Tân Tây Lan, Pháp, Na Uy, Hà Lan, Thụy Sỹ…
Đây là một dịp mà các nhà khoa học về Truyền máu trên toàn thế giới trình bày rất nhiều các lĩnh vực để đẩy mạnh chương trình máu ở tất cả các nước, kể các kinh nghiệm về việc tổ chức các phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN), các vấn đề đạo đức và pháp luật, các hệ thống kiểm tra chất lượng, các vấn đề an toàn truyền máu, các vấn đề thuộc các lĩnh vực chuyên sâu: liệu pháp gen, ghép tủy, bệnh lý rối loạn các giòng tế bào máu, các công nghệ mới trong truyền máu, thực hành truyền máu trên lâm sàng, các công nghệ thông tin áp dụng trong truyền máu…
Sau đây là một số lĩnh vực đáng quan tâm:
I. Lĩnh vực Truyền máu cần có sự quan tâm của toàn xã hội – trước hết là vai trò của nhà nước và sự quan tâm của những người lãnh đạo chính phủ
Hội nghị Quốc tế diễn ra ở Cộng hòa Ấn Độ, là một nguồn động viên khích lệ đối với chương trình máu của Ấn Độ, trong các văn kiện được ấn hành, đã có thông điệp của các nhà lãnh đạo cao nhất: Tổng Thống Ấn Độ A. P.J Abdul Kalam đã viết: "Cần nỗ lực cải thiện các cơ sở truyền máu để đảm bảo an toàn cả cho những người hiến lẫn những người nhận máu. Đồng thời cũng cần nâng cao ý thức cộng đồng về các vấn đề liên quan đến truyền máu… " Thông điệp của Phó Tổng thống Ấn độ Bhairon Shekhwat viết: "Chỉ có thể đáp ứng nhu cầu an tòan ngày càng tăng trên khắp tòan cầu thông qua HMTN và bảo quản cẩn thận thông qua quy trình sàng lọc và kiểm tra. Cần phải mở rộng trong lĩnh vực truyền máu & các ngân hàng máu phát triển, sẽ là giải pháp quan trọng để đảm bảo an tòan truyền máu phục vụ cho các trường hợp cấp cứu" Thủ hiến bang Uttaranchal – Surdarshan Agarwal phát biểu: Dưới sự bảo trợ của câu lạc bộ Rotary Clubs, chúng tôi đã phối hợp để xây dựng 1 ngân hàng máu tình nguyện phát triển ở Dehli. Tôi hiểu rõ nhu cầu máu an tòan từ người HMTN. Nên rất cần nâng cao nhận thức trong tòan xã hội về việc HM và nên lọai bỏ dần những người hiến máu chuyên nghiệp (hiện Ấn độ còn khỏang 15% là HM trả tiền) … "Theo tôi, hiến máu là một điều rất thiêng liêng. Ngòai cứu sống b/n., hiến máu còn góp phần tạo nên 1 xã hội luôn chăm lo đến mọi người. Điều này rất cần trong thời đại của chúng ta …" Bà Bộ trưởng Y tế và phúc lợi gia đình của Ấn độ – Shusma Swaraj viết: "Phần lớn dân số trên thế giới chưa được dùng máu an tòan & hiệu qủa. Ở các nước đang phát triển thì nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm qua truyền máu cao hơn nhiều so với các nước phát triển. Ngành Truyền máu ở các nước phát triển đã có những bước tiến nhảy vọt" … Bà hy vọng Hội nghị Truyền máu Quốc tế khu vực Châu Á TBD sẽ tạo cơ hội cho những người tham dự trao đổi kinh nghiệm và kiến thức của mình. nhằm hiểu rõ sự phát triển không ngừng của công nghệ sinh học trong lĩnh vực y học truyền máu …
Rõ ràng, Từ những nhận thức rất sâu sắc của các nhà lãnh đạo cao nhất, đã tác động rất tích cực thúc đẩy Ngành Truyền máu Ấn độ trong thời gian qua đã có những tiến bộ rất to lớn. Qua Hội nghị đã cho thấy họ có khả năng và đã có những thành qủa chứng tỏ họ tiếp cận được với các vấn đề hiện đại để đuổi kịp các nước phát triển trong lĩnh vực truyền máu. Họ đăng cai Hội nghị với một vị thế xứng đáng và một niềm tự hào chính đáng.
II. Chuyên đề tuyển chọn & giữ lại người hiến máu
"Không có máu thì đừng nới tới An tòan Truyền máu" Đó là chìa khóa để nói lên tầm quan trọng của việc tạo ra nguồn máu lành mạnh trong xã hội, là công việc của mọi người cần chăm lo, cần có trách nhiệm và quyền lợi ngang nhau trong việc hiến máu và nhận máu. Người ta đặc biệt nhấn mạnh đến việc tuyên truyền, vận động, tư vấn, giáo dục, xã hội hóa để luôn tạo ra những người hiến máu mới, và giữ lại những người hiến máu nhắc lại. Do hiểu biết các vấn đề bệnh tật có thể lây qua đường máu, nên cần quan tâm đặc biệt đến việc sàng lọc máu cũng như giải thích để mọi người vượt qua mối sợ hãi về các bệnh không phải chỉ là HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét mà cả các vấn đề thời sự cũng cần được quan tâm tiếp tục như SARS, xuất huyết Dengue, bệnh bò điên, sốt tây sông Nils, các vi rut., vi khuẩn, ký sinh trùng cũng cần được chú ý. Hội nghị cũng đã nghe báo cáo về vai trò của truyền thông đại chúng trong việc vận động người hiến máu: phần lớn các ngân hàng máu phải đương đầu với tình trạng thiếu máu, luợng máu thu được đã không đủ đáp ứng nhu cầu truyền máu và luôn luôn cầu vượt qúa cung… Cần thiết phải tận dụng những phương tiện truyền thông sănô có để quảng bá các thông tin về vận động người hiến máu. Vai trò quả truyền hình, phát thanh, báo chí, giao tiếp trực tiếp 2 chiều như Hội thảo, trò chuyện và các hình thức sinh động và hấp dẫn khác đều rất quan trọng để nhân lên những người HMTN. Nhiều phỏng vấn, nghiên cứu, điều tra đều xác nhận tầm quan trọng của HMTN, có 85% người nhà bệnh nhân ở các cơ sở điều trị đều mong mỏi ở sự thành công của HMTN nhờ các yếu tố tâm lý xã hội góp phần vào sự xã hội hóa HMTN. Việc hiến máu thay thế từ người nhà (có sự lẫn lộn của người hiến máu chuyên nghiệp khỏang 14%) đều gây khó khăn cho b/n & người nhà. Nhiều khi dẫn tới sự tuyệt vọng, và không đảm bảo được an tòan truyền máu..
Việc tuyển chọn người HMTN ở một số nước đang phát triển như Campuchia, Lào, Myanmar, VN đang đặt ra những vấn đề hết sức bức xúc bởi tỷ lệ hiến máu chuyên nghiệp (trả tiền) & người nhà hiến máu còn chiếm tỷ lệ cao (khỏang 70%). Rõ ràng nếu đẩy mạnh được HMTN sẽ mang lại các thành công trong việc cải thiện chất lượng máu, tăng số luợng & đảm bảo an tòan truyền máu nhất là sự đe dọa của đại dịch HIV/AIDS đang có chiều hướng ngày càng gia tăng ở Đông Nam Châu Á. Ở Campuchia, việc tăng số lượng người hiến máu ở nhóm thanh niên tình nguyện có nguy cơ thấp đã giảm tỷ lệ nhiễm HIV từ lượt người hiến máu là 5,6% vào năm 1998, còn 2,1% vào năm 2002.
III. Các tiến bộ của công nghệ mới trong truyền máu
Các báo cáo về công nghệ phân tử sử dụng trong lĩnh vực hòa hợp tổ chức (HLA) công nghệ NAT (Nucleic acid testing) trong sàng lọc các tác nhân vi rut lây qua đường máu, vấn đề tách các tế bào máu (Apheresis), kiểm tra chất lượng. Các tiến bộ trong bất họat các tác nhân gây bệnh trong các sản phẩm máu, tia xạ các sản phẩm máu, miễn dịch liệu pháp điều trị các bệnh ác tính về máu, các tiến bộ trong lĩnh vực miễn dịch huyết học, sinh học phân tử của nhóm máu, các chương trình phát hiện, tư vấn, điều trị bệnh hemophilia, đăng ký nhóm máu hiếm, đặc biệt là có những vấn đề và giải pháp dành cho các nước đang phát triển như viễn cảnh tòan cầu về an tòan máu: Vai trò của WHO vaö hợp tác tòan cầu, hợp tác song đôi, lựa chọn và sử dụng các sinh phẩm, sử dụng tối ưu các nguồn máu cung cấp, các nghiên cứu xung quanh các bệnh lý ác tính về máu và cơ quan tạo máu …
IV. Việc nghiên cứu các vấn đề cơ bản
Tiếp tục tìm kiếm các chế phẩm thay thế máu, huyết sinh học: sử dụng các sản phẩm sinh học & các chất kích thích sinh trưởng tạo máu, vi tính hóa trong các ngân hàng máu, giảm các sai sót trong y học truyền máu bằng cách dùng các hệ thống tự động ở các ngân hàng máu, các phương pháp mới trong việc quản lý máu, các vấn đề về thông tin người hiến máu…
Có thể nói thông qua 6 hội trường trình bày hàng trăm chuyên đề cùng với các bài báo dán (Poster), khu vực triển lãm các phương tiện máy móc tân kỳ sử dụng trong truyền máu của các công ty hàng đầu thế giới đã giúp các nhà khoa học trong lĩnh vực này có được một cơ hội hòan hảo và bổ ích để học hỏi các kinh nghiệm tiến bộ của thế giới giúp ích rất nhiều để nghiên cứu và ứng dụng tùy theo hòan cảnh của mỗi nước.
Là một thanh viên của các nhà khoa học VN tham dự hội nghị, liên tiếp được dự các hội nghị ở Đài loan, Thượng Hải, Ấn độ và các hội nghị lớn hơn được tổ chức ở Pháp, Mỹ, Nhật, Aïo, Australia, Anh, Tây Ban Nha … đã gíup thêm nhiều cơ hội để học hỏi và tiếp cận vấn đề. Và chính từ các học hỏi đó, đã có thể áp dụng một phần kinh nhiệm của thế giới vào VN kể cả vấn đề tổ chức, xây dựng các chương trình, chính sách, chiến lược máu của VN cũng như các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào điều trị thuộc các kỹ thuật miễn dịch huyết học, sàng lọc máu, an tòan TM, kiểm tra chất lượng, sản xuất các chế phẩm máu, ghép té bào gốc tạo máu (ghép tủy xương), vấn đề điều trị các bệnh máu & cơ quan tạo máu theo các hướng hiện đại …
Từ các kết qủa thu được từ các Hội nghị khu vực & quốc tế, chúng tôi muốn thông tin lại để các đồng nghiệp chuyên khoa, chẳng những thuộc HHTM, mà có ích cho các thầy thuốc nói chung, các nhà sinh học, các nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khác cũng có thể rút ra được những điều bổ ích từ các kho tàng qúy giá của thế giới để góp phần xây dựng nền khoa học công nghệ VN ngày càng tiến bộ , đáp ứng được nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chú thích:
(1) Phó Chủ tịch Hội Huyết học Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, Giám đốc Trung tâm Huyết học Truyền máu khu vực Miền Trung.
|