New Page 1

Số 3 – Quý III – 2004


SỰ KIỆN

Chào mừng thành công Đại hội MTTQ VN Tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI, nhiệm kỳ 2004 – 2009 và ngày thành lập MTTQVN 10/9/1945:
Phát huy truyền thống anh dũng, kiên cường, đoàn kết xây dựng Thừa Thiên Huế văn minh, giàu đẹp.

Chúng ta đều biết, Huế từng là kinh đô của một triều đại phong kiến lớn và cũng là triều đại phong kiến cuối cùng ở đất nước ta. Vì vậy, Huế là nơi có nhiều hoàng thân, quốc thích, nhiều nhân sĩ khoa bảng. Phật giáo phát triển ở Thừa Thiên Huế khá sớm và đã từng là thủ đô Phật giáo xứ Đàng Trong; một bộ phận đông đảo nhân dân ở đây đã nhiều đời theo đạo Phật.

Cùng với hàng trăm ngôi chùa Phật giáo cổ kính, Thừa Thiên Huế cũng có không ít nhà thờ Kitô giáo đồ sộ và uy nghiêm góp phần làm cho cảnh quan và nền văn hoá Thừa Thiên Huế có nhiều nét đặc thù, phong phú, rất Việt Nam.Trước đây, Thừa Thiên Huế cũng từng là một trung tâm chính trị – văn hoá với những trường học nổi tiếng có truyền thống về thầy giỏi và trò giỏi, Thừa Thiên Huế đã sản sinh ra cho quê hương và đất nước nhiều thế hệ trí thức tài năng và có mối quan hệ giao lưu rộng rãi với bạn bè quốc tế. Thừa Thiên Huế cũng là địa phương có nhiều bà con đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài. Nơi đây các thế lực thù địch cũng thường tìm cách lợi dụng để chia rẽ, phá hoại sự nghiệp đoàn kết các tôn giáo, các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân.

Vì vây, để việc xây dựng và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân của tỉnh nhà được vững chắc, tôi đề nghị:

1. Cần tiếp tục tổ chức quán triệt sâu sắc Nghị quyết

Đại hội IX của Đảng, các Nghị quyết VII của Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX), Nghị quyết 36 NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận trong nhiệm kỳ tới.

Nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ Tổ quốc của tỉnh ta trong thập niên đầu thế kỷ XXI rất nặng nề. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ lịch sử trọng đại đó, đòi hỏi nhân dân toàn tỉnh phải đồng tâm, hiệp lực, đoàn kết thành một khối thống nhất nhằm tạo ra động lực mới và môi trường thuận lợi để đẩy nhanh, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mọi hoạt động của MTTQ các cấp phải quán triệt mục tiêu và hướng vào nhiệm vụ mà Đại hội tỉnh Đảng bộ đã đề ra. Mặt trận cần góp phần đấu tranh chống tệ quan lưu, tham nhũng, xa dân; cảnh giác với các âm mưu đen tối của các thế lực thù địch; tạo thêm sự đồng thuận trong xã hội; phát huy tinh thần yêu nước, khai thác và huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và của toàn xã hội để phát triển kinh tế -xã hội, tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân; xây dựng Thừa Thiên Huế ngày càng giàu mạnh, văn minh và hiện đại, làm cho nhân dân ngày càng có cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

2. Chăm lo xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ Mặt trận đủ sức hoàn thành nhiệm vụ.

Việc nâng cao vị trí, vai trò của Mặt trận trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội đòi hỏi hệ thống tổ chức Mặt trận phải vững mạnh; từng cấp phải mạnh, từng thành viên phải mạnh; đội ngũ cán bộ Mặt trận phải có tâm, có tầm, phải am hiểu công việc, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Bác Hồ đã dạy: "Có cán bộ tốt mới có phong trào tốt". Đội ngũ cán bộ chuyên trách Mặt trận từng cấp phải được củng cố, kiện toàn đủ về số lượng và không ngừng được nâng cao về chất lượng. Phải phấn đấu xây dựng cho được đội ngũ cán bộ chuyên trách ở từng cấp chuyên sâu, được dân mến, dân yêu, Đảng tin cậy, chính quyền tôn trọng. Đồng thời cần thu hút đông đảo cán bộ bán chuyên trách, cộng tác viên bao gồm các chuyên gia trên từng lĩnh vực, các đồng chí lão thành cách mạng, cán bộ và trí thức hưu trí, phụ lão, cựu chiến binh, những cá nhân tiêu biểu, các vị chức sắc tôn giáo, nhân sĩ, những người có uy tín ở cộng đồng dân cư tham gia công tác Mặt trận ở tất cả các cấp, nhất là cấp cơ sở tại địa bàn dân cư, phấn đấu để công tác Mặt trận trở thành công tác của mọi người dân, trước hết là các bậc lão thành, cán bộ về hưu, lớp người có bề dày kinh nghiệm, uy tín và trí tuệ.3. Mọi hoạt động của Mặt trận phải đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, có hiệu quả của các cấp chính quyền và sự thống nhất hành động của các tổ chức thành viên, Mặt trận chỉ thực sự là tổ chức liên minh chính trị khi thực hiện tốt chức năng phối hợp và thống nhất hành động.

Nhân dịp này, tôi đề nghị với các cấp ủy Đảng thực hiện tốt hơn nữa vai trò Đảng vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận như Bác Hồ đã căn dặn và Cương lĩnh của Đảng ta đã đề ra. Cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Dân vận – Mặt trận, kết hợp thực hiện tốt chế độ tập trung dân chủ trong Đảng với chế độ hiệp thương dân chủ trong tổ chức Mặt trận như Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã đề ra nhằm làm phong phú thêm nền dân chủ ở nước ta.Tôi cũng đề nghị các cấp chính quyền tỉnh nhà phối hợp với UBMTTQ cùng cấp tổ chức cho các đại biểu HĐND vừa trúng cử nghiên cứu học tập và thực hiện Luật MTTQ Việt Nam cùng Nghị định 50 CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho UBMTTQ các cấp hoạt động có hiệu quả và làm cho mỗi cán bộ chính quyền các cấp ai cũng tôn trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với nhân dân. Chính quyền nhiệm kỳ mới ai cũng "lắng nghe dân nói; nói cho dân hiểu; làm cho dân tin".

(Trích bài phát biểu của Chủ tịch Đoàn Chủ tịch UBMTTQ VN Phạm Thế Duyệt tại Đại hội Đại biểu MTTQVN tỉnh TTH lần thứ VI)

Các bài khác

Đậi hội Đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2004 – 2009

Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tỉnh nhà

Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9:
Tuyên ngôn độc lập – Một áng văn lập quốc vĩ đại.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Mãi mãi là ánh sáng chỉ đường cho Cách mạng nước ta

















 






New Page 1

Chọn chuyên đề

Chọn bản tin: