New Page 1

Số 3 – Quý III – 2004


NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Kỹ thuật trồng xoài

Xoài có tên khoa học là Mangifera Indica L, thuộc họ Anacardiacae. Xoài có rất nhiều giống, nhưng có 2 nhóm giống cơ bản là nhóm Ấn Độ (hạt đơn phôi) và nhóm Đông Nam Á (hạt đa phôi). Nhóm đơn phôi thường cho trái quanh năm.

I. Kỹ thuật canh tác:

1. Nhân giống

Cây xoài được nhân giống bằng nhiều phương pháp như gieo hạt, chiết cành, ghép…nhưng phổ biến nhất vẫn là phương pháp ghép.

2. Thời vụ: Ở Thừa Thiên Huế, thời vụ tốt nhất ở vùng đồng bằng là sau Đông chí (22/12 theo dương lịch), ở vùng cao như A Lưới, Nam Đông là đầu tháng 12.

3. Mật độ: Khoảng cách: 6 x 7m hoặc 7 x 7m.

Hiện nay, ở các vùng canh tác bằng cơ giới hay trong vườn nhân giống nhanh mật độ là 3 x 3 m (siêu dày).

4. Chuẩn bị đất

Trước khi trồng từ 1 – 3 tháng, đào hố kích cỡ 60 x 60 x 60cm, bón 50-100kg phân chuồng, 1 – 2kg phân lân nung chảy trộn đều với đất rồi lấp đầy hố.

Cách trồng: Đào hố nhỏ vừa đặt bầu cây, xé bầu, đặt cây xuống, cắm cọc giữ chặt cây con, lấp đất chặt bầu. Sau khi trồng nên tưới nước cho ướt đẫm. Dùng rơm rạ, cỏ khô tủ quanh gốc.

5. Tạo hình tỉa tán

Khi cây được hai tầng tán (hai đợt lộc) thì tiến hành bấm đọt. Sau đó giữ lại 2 – 3 cành cấp một. Khi cành cấp một đủ hai tầng tán lại bấm ngọn và cứ như thế cho đến cấp 4 thì coi như cơ bản là đã tạo hình tỉa tán xong.

6. Phòng trừ một số loại sâu, bệnh

* Bệnh thối đọt: Do nấm Dipldia Natalensis phá hại trên cành, lá, trái.

Cành non xuất hiện đốm sậm màu lan dần nên lá. Lá cũng bị biến sang màu nâu, bìa lá cuốn lên trên. Có thể thấy mủ chảy trên các cành bị bệnh. Chẻ dọc cành bị bệnh có thể thấy bên trong có các sọc nâu do các mạch dẫn nhựa bị hư. Bệnh phát triển mạnh lúc độ ẩm không khí cao, lan nhanh trong mùa mưa. Trên trái, vùng vỏ quanh cuống trái bị úng sậm màu, sau đó lan rộng thành vùng đen tròn, sau 2 – 3 ngày có thể gây thối trái.

Cách phòng trị: Dùng Boođô phun định kì lúc phát hiện bệnh. Ở trái có thể nhúng vào dung dịch hàn the (borax) pha loãng ở nồng độ 0,06%.

* Sâu hại :

– Sâu đục thân: Xén tóc đẻ trứng trên những vết thương có sẵn trên cây trưởng thành. Sâu non nở ra đục vào phần dưới vỏ để ăn và phát triển.

Cách phòng trị: Tránh tạo vết thương trên cây. Tiêm vào lỗ đục loại thuốc có tính xông hơi mạnh và bịt lỗ bằng đất sét để diệt ấu trùng. Bắt sâu bằng thủ công (dùng móc thép luồn vào thân cây qua lổ đục để bắt).

– Sâu đục cành non, phòng ngừa bằng nhóm thuốc Carbaryl hoặc Nuvacron 0,04%.

– Ruồi đục quả: Ruồi đục quả và đẻ trứng ở quả, ấu trùng làm cho quả chín ép, rụng sớm trước khi quả già.

Phòng ngừa bằng cách bẩy bả (các loại quả chín có mùi thơm + thuốc bảo vệ thực vật hoặc là chất dẫn dụ sinh học).

II. Xử lý ra hoa: 

Trong tự nhiên, xoài thường ra hoa lẻ tẻ không đồng loạt. Để cho xoài ra hoa tập trung phải xử lý bằng ka-li-nitơ-rát (KNO3) nồng độ 1,25 – 1,5% (1lít nước và 12-15 gam KNO3) phun ướt hết các lá xoài. Sau khi phun 3 – 7 ngày xoài sẽ ra hoa.

III. Thu hoạch và bảo quản:

Nên hái xoài khi trái đã già, bẻ xoài trên cuống khoảng 5 – 10 cm.

Chất xoài vào thùng, giỏ phải có vật liệu hút ẩm như giấy báo củ hay rơm khô nhằm hạn chế bệnh thán thư, bệnh thối đọt có thể lan nhanh do quả hô hấp nhả ra hơi nước.

Giấm xoài: có nhiều cách giấm nhưng thông thường nhất vẫn là dùng đất đèn.

Theo tài liệu của Trung tâm Thực nghiệm và phát triển giống cây ăn quả

Các bài khác

Kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây vạn tuế

Đàn bò siêu thịt ngoại nhập phát triển tốt

















 






New Page 1

Chọn chuyên đề

Chọn bản tin: