New Page 1

Số 4 – Quý IV – 2004


KHOA HỌC THƯỜNG THỨC

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng lò vi sóng

Thời gian gần đây, tại các đô thị ở nước ta, chiếc lò vi sóng đã có mặt trong gian bếp của nhiều gia đình. Nó nhanh chóng trở thành người trợ thủ đắc lực, tiện lợi của những bà nội trợ.

Nhờ lò vi sóng, chỉ trong thời gian ngắn người ta đã có thể làm chín được các loại thức ăn như rau củ, thịt cá…Ví dụ, nấu tô canh cho 2 người ăn chỉ độ 5 phút, hấp miếng thịt có khối lượng 0,5kg mất độ 10 phút, hấp con gà 1kg mất chừng 10 – 15 phút…Buổi trưa đi làm về muộn có ngay cơm nóng canh ngọt để ăn. Nhờ đó, có thêm thời gian quý giá để nghỉ trưa. Khi có khách đột xuất, muốn có nuớc sôi để pha trà hoặc nấu thêm một món ăn nào đó đều rất tiện lợi, được đáp ứng kịp thời. Ngoài ưu thế giúp tiết kiệm thời gian, lò vi sóng còn giúp các bà nội trợ làm chín thức ăn mà vẫn giữ được chất lượng, hương vị của thực phẩm, ít làm phân huỷ vitamin.

Tuy nhiên, để đảm bảo tuyệt đối an toàn khi sử dụng lò vi sóng cần lưu ý mấy điểm sau:

Nên dùng đồ thuỷ tinh, gốm sứ để dựng thức ăn, không nên dùng bao, hộp bằng chất dẻo, giấy để đựng thức ăn. Khi chất dẻo chưa được tráng lớp bảo vệ tiếp xúc trực tiếp với thức ăn trong điều kiện nhiệt độ cao thì những hoá chất (đã được sử dụng để tăng tính mềm dẻo của chất dẻo) có thể thấm qua thức ăn. Những hoá chất này có thể ảnh hưởng đến cân bằng hormon trong cơ thể và từ đó có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh…Túi giấy lại có khả năng bốc cháy trong lò vi sóng.

Nên để hở hoặc chọc thủng bao bì đựng thức ăn, chọc thủng quả có vỏ (cà chua) để hơi nóng thoát ra.

Không hâm nóng trứng nguyên quả, ngay cả khi đã đập vỡ quả trứng thì cũng cần phải chọc thủng lòng đỏ.

Trong quá trình nấu một món ăn, nhất là loại lâu chín như thịt, cá…thì nên vài ba lần lấy món ăn ra khỏi lò để lật, đảo. Mục đích là để khắc phục hiện tượng nóng hoặc lạnh cục bộ trong lò, để làm cho thực phẩm chín đều, tiêu diệt hết vi khuẩn, ký sinh trùng gây ngộ độc thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Đề phòng tai biến do bỏng từ đồ đựng thức ăn, thức ăn quá nóng và thức ăn bị nổ.

Tuyệt đối không đ? lò vi sóng chạy không tải (không có thức ăn hoặc cốc nước bên trong).

Thường xuyên lau chìu mặt trong và cánh cửa lò vi sóng. Không để thức ăn, dầu mỡ bám vào vỏ lò, nhất là xung quanh cánh cửa lò, kiểm tra thật kỹ độ kín. Nếu phát hiện có chỗ hở dù rất nhỏ cũng phải sửa chữa hoặc thay mới lò ngay. Nên nhớ, chỉ cần một khe hở rất nhỏ (1/4 mm, có khi chỉ bằng sợi tóc) cũng đủ để chùm tia sóng cực ngắn rò rỉ ra ngoài, gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Để đề phòng sự rò rỉ bức xạ không nhìn thấy được. Người ta khuyên không nên đứng quá gần lò khi lò hoạt động. Khoảng cách an toàn được khuyến cáo là 1,2 mét.

Không đặt lò vi sóng gần các thiết bị điện gia đụng như tủ lạnh, thiết bị đun nước nóng…Khi đặt gần các thiết bị nói trên, vùng từ trường nguy hiểm xung quanh lò vi sóng có thể tăng lên gấp đôi so với bình thường, khi không có các thiết bị đó. Ở một số nước phát triển, người ta thực hiện việc đo đạc từ trường xung quanh lò vài ba lần mỗi năm.

Nên chọn mua những lò vi sóng đảm bảo chất lượng tốt của những nhà sản xuất có uy tín tại những cơ sở kinh doanh, đại lý bán hàng có uy tín. Không nên vì ham rẻ mà mua lò vi sóng kém chất lượng để rước hoạ vào thân.

 

 

PV (Theo các báo trong nước)

Các bài khác

Để đũa gỗ, tre dùng được lâu

Bài thuốc chữa huyết áp cao từ tỏi và đậu trắng

Chọn kính đeo mắt

















 






New Page 1

Chọn chuyên đề

Chọn bản tin: