New Page 1

Số 5 – Quý I – 2005


KHOA HỌC KỸ THUẬT & CUỘC SỐNG

“Nhiệt độ màu” và điều chỉnhTivi

Theo ta dõi một thỏi kim loại đen (về hình thức có thể được coi như một vật đen tuyệt đối) bị nung nóng trong lò nhiệt độ cao, ta thấy màu sắc của thỏi kim loại biến đổi dần dần theo sự thay đổi nhiệt độ. Ở nhiệt độ khoảng 3500C nó bắt đầu đỏ hồng, sau đó "sáng" dần lên khi tăng nhiệt độ…

Một nhận xét thống nhất được rút ra là vật bị nung nóng đến nhiệt độ càng cao thì vật nhìn càng sáng. Lập luận ngược lại là vật nào bị nung nóng mà phát sáng càng mạnh thì vật đó có nhiệt độ càng lớn. Và dụng cụ được gọi là "hoả quang kế" ra đời, đó là dụng cụ đo nhiệt độ của các vật thể nóng sáng một cách gián tiếp thông qua màu sắc của nó.

Khi đo nhiệt độ bằng hoả quang kế, người ta so màu của vật thể với một bảng màu chuẩn, mỗi màu tương ứng với một khoảng nhiệt độ nào đó và nhiệt độ của vật sẽ được "đọc" qua bảng chuẩn.

Nói chung là không thể hy vọng độ chính xác cao đối với cách "đo nhiệt độ" bằng hoả quang kế, tuy nhiên khi nhiệt độ của vật thể lên cao tới hàng ngàn độ thì sai số cỡ trăm độ cũng là một giá trị chấp nhận được. Nó có khác nào xác định tuổi của các cổ vật, các lớp đá trầm tích có tuổi hàng trăm triệu năm tuổi bằng phương pháp đồng vị C14 với sai số tới hàng vạn năm…

Từ mối quan hệ qua lại giữa độ sáng và nhiệt độ của vật phát sáng, để đánh giá độ sáng của một vật, người ta dùng khái niệm "nhiệt độ màu".

Nhiệt độ màu được định nghĩa "là nhiệt độ của vật đen tuyệt đối mà bức xạ của nó cùng màu với bức xạ của Vonfram". Nhiệt độ màu có đơn vị là độ Kelvin (0K). Màu đen ứng với nhiệt độ màu là 00K Một điều cần chú ý phân biệt là khi nói đến nhiệt độ màu của vật thì ta đang nói tới độ sáng của vật đó, chứ không phải nhiệt độ của nó.

Trong một số màn hình vi tính có hiển thị, ta có thể tìm thấy thông số "nhiệt độ màu" trên bảng điều chỉnh với hai mức mặc định thường gặp là 65000K và 93000K. Đó là hai nhiệt độ màu ứng với hai mức độ sáng "ấm" (warm) và "lạnh" (cool); nhiệt độ màu 65000K thiên về đỏ nhiều hơn nên nó "ấm" hơn. Nhiệt độ màu (của màn hình) là thước đo đánh giá độ sáng của màu trắng bão hoà ở chế độ chỉnh độ sáng và độ tương phản tối đa.

Tại các nước công nghiệp phát triển, tiêu chuẩn về vệ sinh quy định màn hình ti vi (TV) (hay máy vi tính) khi xuất xưởng phải được cân chỉnh ở mức nhiệt độ màu không vượt quá 100000K nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nhiệt độ màu của màn hình quá cao sẽ làm cho người xem chóng mỏi mắt, hơn nữa còn phát ra nhiều bức xạ tia X gây nguy hiểm đối với sức khoẻ.

Thời kỳ nước ta mới có TV màu, các TV SONY nguyên chiếc nhập ngoại đã được cân chỉnh tại các xưởng chính quy với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, trong khi các TV JVC thường được nhập dưới dạng các bảng ráp sẵn (SKD) một phần do các nhóm kinh doanh-sản xuất tổ chức lắp ráp và cân chỉnh tuỳ thích. Thị hiếu dân ta ưa màu sắc sặc sỡ của JVC hơn mà chê màu của SONY bị đỏ, bị "bầm". Thực ra, quy định trong sản xuất của hãng JVC là cân chỉnh nhiệt độ màu ở 95000K, nhưng thực tế một số lô máy đã bị cân chỉnh tới 110000K. Vậy thì TV SONY với nhiệt độ màu 87000K bị "bầm" là phải.

Vào khoảng năm 1992 trở đi, các Công ty điện tử nước ta lắp ráp TV JVC đã được phép cân chỉnh nhiệt độ màu ở mức 100000K sau đó phải giảm dần xuống 95000K để phù hợp với điều kiện về vệ sinh mà vẫn thoả mãn được thị hiếu của khách hàng.

Ngày nay các TV màu đều được sản xuất theo các chỉ tiêu kỹ thuật nghiêm ngặt, việc cân chỉnh nhiệt độ màu của màn hình đã được từng hãng sản xuất quy định cụ thể; tất thảy đều phải tuân thủ quy định chung. Nước ta có khí hậu nhiệt đới nên tone màu được ưa thích là tone lạnh, ứng với nhiệt độ màu trên 90000K. Tuy vậy, khi sử dụng, mỗi gia đình lại có cách điều chỉnh theo ý mình. Vấn đề tư vấn cho khách hàng cách thức điều chỉnh như thế nào để không hại tới sức khoẻ thì vẫn chưa thấy ai nhắc tới.

Cần phân biệt: màn hình là một vật thể phát sáng, không phải là một vật có màu sắc mà ta chỉ có thể nhìn thấy dưới ánh sáng chiếu vào.

Quan niệm về độ sáng là không giống nhau đối với mọi người và với mọi ngoại cảnh. Cùng một ngọn đèn, khi không gian chung quanh càng tối thì ngọn đèn đó càng có vẻ sáng. Trong phòng xem TV, ta nên đặt một bóng đèn có công suất vừa phải soi sáng vùng chung quanh màn hình mà không rọi ánh sáng vào mắt người xem. Đừng tắt đèn trong phòng xem TV làm cho mắt bị thu hẹp thị trường, mắt sẽ rất chóng mỏi. Trong vùng sáng đó, từ khoảng cách xem hợp lý (khoảng 5 lần đường chéo màn hình), ta dùng điều khiển từ xa để điều chỉnh độ sáng (brightness) và độ tương phản (contrast) sao cho có thể còn nhìn thấy rõ các chi tiết tối đồng thời phải cảm nhận được các chi tiết màu trắng là nó có màu trắng. Nếu bạn thấy màu trắng sáng loá lên, bạn đã chỉnh sai độ sáng rồi đó.

Các TV ngày nay đã cài sẵn một số bộ thông số chỉnh trước để người dùng tự chọn. Chẳng hạn: soft – middle – dynamic, hoặc standard – movie – sport, hoặc standard – vivid – light – soft…Hãng LG thì có các tone màu "thiên đỏ", "thiên lục", "thiên xanh" cho phép ta chọn tuỳ ý.

Mỗi chúng ta hãy chọn cách chỉnh đúng cho TV của gia đình mình, để có thể thưởng thức các hình ảnh trên màn ảnh nhỏ một cách rõ ràng và hợp lý nhất.

ThS.Thân Trọng Huy, Trưởng phòng Kỹ thuật – Công ty Điện tử Huế

Các bài khác

KAVA – Môi trường tích hợp trên hệ điều hành Linux

Công trình góp phần bảo tồn di sản văn hóa Hán Nôm

















 






New Page 1

Chọn chuyên đề

Chọn bản tin: