New Page 1

Số 5 – Quý I – 2005


VĂN HÓA XÃ HỘI

Có nên đốt vàng mã

Tục đốt vàng mã có từ xưa. Quan niệm mê tín cho rằng: có một thế giới siêu thực, những người đã chết là thành viên của thế giới đó và họ cũng có những nhu cầu như khi còn sống. Chính vì vậy, người sống phải đốt vàng mã để gửi xuống cho người chết "sử dụng".

Từ đó thành tục lệ, cứ mỗi lần cúng, cầu, tế, lễ, giỗ, tết…người ta lại mua sắm vàng mã để đốt. Theo đà phát triển của xã hội, tục đốt vàng mã cũng phát triển theo. Người giàu thì vung tiền, người nghèo thì vay mượn để mua giấy đốt. Người càng giàu thì càng đốt nhiều. Trước kia chỉ đốt tiền giấy, quần áo giấy, bây giờ đốt cả xe máy, ô tô, biệt thự giấy…Nhiều người nghĩ rằng: khi còn sống, người thân đã dùng những thứ gì thì khi xuống âm phủ họ cũng cần dùng những thứ ấy! Có bà vợ khi chồng còn sống thì ghen tuông ầm ĩ vì chồng bồ bịch. Nhưng khi chồng đã chết, coi nghĩa tử là nghĩa tận, nên đám giỗ nào cũng đưa một "cô gái" xuống cho chàng "vui vẻ". Có bà mẹ thường nhăn nhó khi con xin vài nghìn mua sách, nhưng rằm tháng nào cũng bỏ ra mấy chục ngàn mua giấy đốt! Không ít gia đình nghèo khó thiếu trước hụt sau vậy mà đến khi cúng giỗ cũng đem tiền mua giấy đốt. Những nhà giàu có, mỗi lần giỗ chạp, đốt vàng mã tốn hết dăm ba triệu, nay không còn là chuyện hiếm.

Tục đốt vàng mã còn góp phần gây ô nhiễm môi trường, nếu bất cẩn có thể gây ra hoả hoạn. Nhà ông nọ, mỗi khi có đám gì là đốt vàng mã quá nhiều, khói bay mù mịt làm cho các nhà hàng xóm phải cửa đóng then cài kín mít.

Tóm lại, đốt vàng mã là tục lệ cổ hủ, vừa lãng phí tiền bạc, vừa gây hại cần phải được hạn chế dần và đi đến chấm dứt, nhất là ở những nơi dân cư đông đúc như thành phố, thị xã.

SP

Các bài khác

Xông nhà

Tết và lễ hội truyền thống các dân tốc ít người ở nước ta

Năm Dậu nói chuyện gà

















 






New Page 1

Chọn chuyên đề

Chọn bản tin: