Chế tạo, sử dụng thí nghiệm hỗ trợ tổ chức dạy học một số kiến thức phần Điện từ Vật lý lớp 9

Chế tạo, sử dụng thí nghiệm hỗ trợ tổ chức dạy học Vật lý ở trường phổ thông là giải pháp lĩnh vực giáo dục đào tạo đảm bảo tính khoa học, khả thi, hiệu quả cao về kinh tế – kỹ thuật – xã hội trong việc khắc phục những hạn chế về trang thiết bị hiện có ở các trường phổ thông nước ta, phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức, tư duy sáng tạo cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học bộ môn Vật lý ở trường phổ thông hiện nay.

Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập, đáp ứng hết yêu cầu dạy học theo hướng đổi mới, nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Viết Thanh Minh của Trường Cao đẳng Sư phạm Huế và ThS. Lê Thị Xuân Trường Cao Đẳng Công nghiệp Huế đã nghiên cứu giải pháp “Chế tạo, sử dụng thí nghiệm hỗ trợ tổ chức dạy học một số kiến thức phần Điện từ Vật lý lớp 9 Trung học Cơ sở”. Giải pháp này đã được trao giải Khuyên khích tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14 và đạt giải Nhì tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VIII vừa qua.

TS. Nguyễn Viết Thanh Minh chia sẽ: Thực trạng dạy học bộ môn Vật lý hiện nay ở các trường phổ thông vẫn nặng về thông báo, thuyết trình và diễn giải. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập là một vấn đề có tính cấp thiết và thực tiễn. Để thực hiện hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học đối với bộ môn Vật lý thì luôn cần có sự hỗ trợ của các thiết bị thí nghiệm, phương tiện dạy học trực quan. Bên cạnh đó, thực tiễn cho thấy rõ cơ sở vật chất ở các trường phổ thông hiện nay chưa đáp ứng hết yêu cầu dạy học theo hướng đổi mới, nhất là ở các vùng miền khó khăn về cơ sở vật chất nước ta. Vì vậy, giải pháp chế tạo và sử dụng thí nghiệm hỗ trợ tổ chức hoạt động học tập của học sinh là vấn đề cần thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông nước ta hiện nay.

Giải pháp này đã đề xuất quy trình tự tạo thí nghiệm và đã chế tạo được 8 bộ thí nghiệm mới dùng để hỗ trợ tổ chức dạy học trên lớp hoặc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Các phương án thí nghiệm trên được gia công và lắp ráp đơn giản từ các vật liệu, thiết bị dễ tìm kiếm nên rất thuận lợi cho việc chế tạo, sử dụng những bộ thí nghiêm  này vào dạy học một số kiến thức Điện từ học vật lý lớp 9.

 

TS. Nguyễn Viết Thanh Minh cho biết thêm: Trên cơ sở phân tích đặc điểm nội dung, thực trạng cơ sở vật chất phần Điện từ học vật lý lớp 9 và thực tiễn triển khai ứng dụng, nhóm nghiên cứu đã đánh giá qua thực tiễn về hiệu quả giải pháp này, đó là: Chế tạo, sử dụng thí nghiệm hỗ trợ tổ chức dạy học Vật lý ở trường phổ thông là giải pháp lĩnh vực giáo dục đào tạo đảm bảo tính khoa học, khả thi, hiệu quả cao về kinh tế – kỹ thuật – xã hội trong việc khắc phục những hạn chế về trang thiết bị hiện có ở các trường phổ thông nước ta, phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức, tư duy sáng tạo cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học bộ môn Vật lý ở trường phổ thông hiện nay.

Đây là giải pháp sáng tạo kỹ thuật được Ban tổ chức Hội thi tỉnh đánh giá cao bởi các thí nghiệm được chế tạo từ các vật liệu rẻ tiền, dễ tìm kiếm trong đời sống hoặc trên thị trường, thân thiện với môi trường; gia công, chế tạo bằng các dụng cụ đơn giản, gọn nhẹ, phổ biến, dễ thao tác làm bằng tay nên rất phù hợp điều kiện kinh tế, kỹ thuật cũng như năng lực tự tạo của giáo viên và học sinh ở tất cả các nhà trường. Đặc biệt, tổng giá thành sản phẩm thí nghiệm tự tạo đều rất thấp nên rất phù hợp, khả thi đối với các trường vùng nông thôn còn nhiều khó khăn. Các phương án chế tạo thí nghiệm đơn giản, gọn nhẹ, dễ thao tác,.. giúp nên giáo viên có thể tự tay chế tạo, lắp ráp khi sử dụng vào dạy học; đảm bảo được tính khoa học, sư phạm, thẩm mỹ và an toàn cho người sử dụng nên rất phù hợp cho việc vận dụng vào dạy học ở lớp học.

Hồ Thành

Người cập nhật: Đinh Văn Chung

Các bài viết khác: