Bị mụn nhọt, trĩ, giã lá mồng tơi trộn với ít muối đắp lên; nhức đầu say nắng lấy lá mồng tơi giã nát đắp vào thái dương và trán sẽ khỏi.
Rau mồng tơi mát và lành tính thường được dùng nấu canh trong bữa cơm gia đình. Trong dân gian loài thực vật này còn có tác dụng chữa một số loại bệnh như:
– Mụn nhọt sưng tấy: Lá mồng tơi đem giã hoặc say nhuyễn (không cho thêm nước), trộn với ít muối đắp lên mụn.
– Nhức đầu, say nắng: Giã nát lá mồng tơi đắp vào thái dương và trán. Sau đó dùng vải bó lại để giữ nguyên vị, để bệnh nhân nằm ngủ một giấc dậy sẽ khỏi.
– Da mặt khô, nhăn: Lấy lá mồng tơi non ở đầu nhánh, giã nát lấy nước cốt thêm ít muối thoa nhiều lần rồi rửa sạch. Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ
– Tiểu nóng hoặc khó tiểu: Giã hoặc xay nhuyễn lá mồng tơi, vắt lấy nước cốt hòa với nước đun sôi để nguội, thêm một ít muối. Uống hỗn hợp này vào buổi sáng trước khi ăn điểm tâm, còn bã mồng tơi dùng để đắp lên bụng dưới chỗ bọng đái.
– Trĩ: Giã nhuyễn lá mồng tơi đắp vào chỗ bị trĩ. Hàng ngày nấu canh mồng tơi với cá diếc ăn như canh.
– Vú sưng tấy hoặc nứt: Giã hoặc xay nhuyễn lá mồng tơi, trộn với ít muối đắp lên 3 lần mỗi ngày.
Chúc các bạn thực hiện thành công.
- 4 loại cây dễ trồng khiến muỗi “kinh sợ”
- Lưu ý đặc biệt khi thường xuyên dùng nước rửa tay
- Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội với hội nhập và biến đổi khí hậu
- Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
- Quảng Điền – Hiệu quả từ ứng dụng Công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh ở Trung tâm Y tế huyện
- Cải bắp giảm đau nhức do thấp khớp
- Hiệu năng của lối sống đơn giản
- Gian dối & khoa học
- Lúa thơm RVT từ “cánh đồng mẫu lớn” ở Thái Bình
- Những tác dụng của rau diếp xoăn