Đặc điểm các thành tạo địa chất không chứa nước khu vực Nam Đông, Thừa Thiên Huế

  • Bùi Thắng
  • 16-06-2020
  • 1107 lượt đọc
Kết quả nghiên cứu

Nước dưới đất hay đôi khi còn được gọi là nước ngầm, là thuật ngữ chỉ loại nước nằm bên dưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất và trong các khe nứt của các thành tạo đá và các không gian rỗng này có sự liên thông với nhau.

     Một thành tạo đá hoặc các dạng tích tụ vật liệu không cố kết được gọi là tầng chứa khi nó chứa và có thể cung cấp một lượng nước có thể sử dụng được. Độ sâu của không gian có mặt khe nứt hoặc lỗ rỗng trong đá, mà ở đó bắt đầu bão hòa nước hoàn toàn thì được gọi là mực nước ngầm.

     Nước dưới đất được bổ cấp từ và chảy từ bề mặt đất tự nhiên xuống, nơi xuất lộ tự nhiên của nước thường là tại các sông suối. Nếu sông suối này chảy vào vùng bị đóng kín thì tạo ra các vùng đất ngập nước và tại vùng sa mạc thì có thể hình thành các ốc đảo. Nước dưới đất thường được khai thác phục vụ cho nông nghiệp, đô thị, và công nghiệp qua các giếng khai thác nước.

     Các đá xâm nhập phân bố thành từng khối rải rác khắp khu vực nghiên cứu, các đá xâm nhập chủ yếu có cấu tạo khối, rắn chắc, không nứt nẻ. Chỉ có lớp phong hoá rất mỏng trên mặt với bề dày 1 mét – 2 mét là có khả năng chứa nước vào mùa mưa, chính vì vậy các đá xâm nhập được xếp vào loại cách nước, gồm các phức hệ sau đây:

     – Phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn (Di-GDi-G P2-T­1qs):

     Phân bố chủ yếu ở các xã Hương Sơn, Hương Giang và một khối nhỏ ở trung tâm thị trấn Khe Tre, với diện lộ khoảng 3,98 km2. Thành phần thạch học chủ yếu là diorite thạch anh horblend biotit, diorite horblend biotit, granodiorit, granodiorit horblend biotit, granodiorit biotit, granit, granit biotit các đá có cấu tạo khối, rắn chắc, không có khả năng chứa nước được xem là tầng cách nước.

     – Phức hệ Chà Vằn (Gb/a T3cv):

     Phân bố chủ yếu ở xã Hương Phú, Hương Giang, với diện lộ 3,51 km2, thành phần thạch học chủ yếu là gabropyroxenit, gabronorit, gabro, gabrodiorit, diorit, các đá có cấu tạo khối, rắn chắc, không có khả năng chứa nước được xem là tầng cách nước.

     – Phức hệ Hải Vân (Ga T3hv):

     Phân bố chủ yếu ở các xã Hương Phú, Hương Lộc nằm ở phía Đông Bắc thị trấn Khe Tre, với diện phân bố lộ ra khoảng 4,04km2. Thành phần thạch học chủ yếu là granit biotit, granodiorit, các đá có cấu tạo khối, rắn chắc, không có khả năng chứa nước được xem là tầng cách nước.

Hình 1. Sơ đồ địa chất thủy văn khu vực Nam Đông







CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM