Kinh phí đầu tư xây dựng các Trạm kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ dự kiến khoảng 6.460 tỷ đồng.
Theo Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, từ nay đến năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng 45 Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên hệ thống đường bộ hiện có.
Trong đó có 11 trạm đặt trên quốc lộ 1; 4 trạm đặt trên đường Hồ Chí Minh; 2 trạm đặt trên quốc lộ 3; 2 trạm đặt trên quốc lộ 6;… Trong đó, một trong những nguyên tắc lựa chọn vị trí đặt Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định là hạn chế việc đặt Trạm trong phạm vi nội thành, nội thị các đô thị để chống ùn tắc giao thông.
Theo Quy hoạch, đến năm 2015, sẽ hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động các Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định đặt trên những tuyến đường bộ có lưu lượng xe tải nặng lớn hơn 2.200 xe/ngày đêm và trên một số tuyến đường cao tốc khi được đưa vào khai thác.
Đồng thời, trong giai đoạn này cũng sẽ đầu tư trang bị cân lưu động để khi cần thiết sẽ thành lập các Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, thực hiện việc kiểm tra tải trọng xe trên các tuyến đường chưa có Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định hoặc thực hiện việc kiểm tra đột xuất ngay tại đầu các nguồn hàng có nhiều xe quá tải.
Giai đoạn từ 2016 – 2020, hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động các Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định đặt trên những tuyến đường bộ có lưu lượng xe tải nặng lớn hơn 500 xe/ngày đêm và trên một số tuyến đường cao tốc khi được đưa vào khai thác.
Từ 2021 – 2030, sẽ hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động các Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định đặt trên những tuyến đường bộ có lưu lượng xe tải nặng lớn hơn 300 xe/ngày đêm và trên một số tuyến đường cao tốc khi được đưa vào khai thác.
Kinh phí đầu tư xây dựng các Trạm kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ (đã bao gồm cả chi phí đền bù giải phóng mặt bằng) dự kiến khoảng 6.460 tỷ đồng.
Việc xây dựng và đưa vào hoạt động các Trạm kiểm tra tải trọng xe nói trên nhằm hình thành hệ thống, mạnh lưới kiểm soát tải trọng, khổ giới hạn xe trên đường, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, ngăn chặn các hành vi vi phạm về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ, góp phần bảo vệ và duy trì tuổi thọ của công trình đường bộ; thiết lập trật tự kỷ cương trong hoạt động vận tải đường bộ, hạn chế xảy ra tai nạn giao thông trên đường bộ./.
- Đẩy mạnh hoạt động của Câu lạc bộ Sáng tạo trẻ Thừa Thiên Huế
- Tuổi trẻ Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế “Xung kích phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc”
- Phát huy vai trò chủ thể bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và môi trường ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
- Xây dựng Nông thôn mới ở Quảng Điền: Phát huy những cách làm hay
- Hoa tre trong lễ cúng đầu năm ở Huế
- Đập thủy điện Sông Tranh 2 đảm bảo an toàn, ổn định
- Tổng Bí thư phát biểu bế mạc Hội nghị BCH TW Đảng
- “Họ đã hoàn thiện chưa mà chê Thanh Hóa quê tôi?”
- Sửng sốt điểm nuôi nhốt hổ như nuôi lợn
- Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3: Lộ bê tông trộn đất và gỗ mục