Nếu Quý vị có điều gì cần tư vấn về khoa học công nghệ, xin vui lòng đặt câu hỏi tại đây. Vui lòng bấm vào câu hỏi để xem nội dung trả lời.
Dịch cúm H5N1 và bênh tai xanh, lỡ mồm long móng ?
admin – 22/03/2010


Hỏi: Trước đây ở nông thôn nuôi gà, vịt, lợn bằng thức ăn do sản phẩm nông nghiệp của nông dân sản xuất ra thì không có dịch cúm H5N1 và bênh tai xanh, lỡ mồm long móng. Nhưng ngày nay các bênh đó càng phát triển nhiều.có phải do sử dụng thức ăn công nghiệp hay nông dân sử dụng thuốc hoá học nhiều dư trử lượng không? Nguyên nhân do đâu? và cách phòng tránh bệnh như thế nào?

 

Trả lời: Trước đây nông dân chăn nuôi gia súc gia cầm với số lượng ít, chăn nuôi theo hình thức tự cung tự cấp, các giống vật nuôi chủ yếu có nguồn gốc trong địa phương. Ngày nay, để có năng suất chăn nuôi cao và gia tăng số lượng đàn thì cần phải tăng lượng gia súc gia cầm nhập ngoại vào để  làm giống, cùng với đó là nhập ngoại một số loại thức ăn để đảm bảo chế độ dinh duưỡng cho các giống mới. Tuy vậy, việc này không phải là yếu tố chính làm phát sinh các loại bệnh trên. Tác nhân gây bệnh như viruts LMLM, tai xanh, H5N1…. đã có và gây hại từ rất lâu cho gia súc, gia cầm tại các nước có nền chăn nuôi phát triển cũng như ở nước ta. Thực trạng chăn nuôi ở nông thôn nước ta nói chung và ở Thừa thiên Huế nói riêng vẫn còn nhỏ lẻ, không tập trung và không mang tính công nghiệp. Nhận thức về an toàn sinh học của một số hộ chăn nuôi còn chủ quan và sơ sài nên khi dịch bênh xảy ra khó khống chế và không dập tắt triệt để, mầm bệnh luôn tồn tại.

Ngoài ra một số viruts, vi khuẩn thường xuyên biến chủng tăng độc lực và khả năng lây nhiểm nhanh. Bên cạnh đó quá trình thông thương phát triển, các loại phương tiện vận chuyển gia súc gia cầm đi lại nhanh, đồng thời do lợi nhuận và nhận thức kém nên tình trạng buôn bán chui các gia súc gia cầm ở vùng có dịch vẫn xảy ra vì thế công tác khống chế cũng như dập tắt dịch rất phức tạp. đó là nguyên nhân chủ yếu để các loại dịch bệnh lây lan từ vùng này qua vùng khác và không dập tắt được một cách triệt để.

 

.

 

Các bài viết khác: