Giáo sư Hoàng Xuân Hãn sinh ngày 14 tháng Giêng năm 1908 (1), nguyên quán tại Kẻ Trổ (tên chữ là Bình Lỗ), xã Nhân Thọ, tổng Yên Hồ, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, nay là xã Đức Nhơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thưở nhỏ, ông học chữ Hán và Quốc ngữ trong gia đình có truyền thống Nho học, rồi vào trường Quốc học Vinh.
Năm 1936, Hoàng Xuân Hãn trở về nước. Ông từ chối chức vụ Giám đốc Công chính do Pháp gợi ý với điều kiện phải nhập quốc tịch Pháp. Ông nhận một chân giáo sư trung học tại trường Bưởi, lương thấp hơn. Ông còn được mời giảng dạy môn toán ở các trường Đại học Công chính, Nông lâm, Võ bị và Đại học Hà Nội.
Ông cùng với một số bạn bè như Nguyễn Xiển, Tạ Quang Bửu sáng lập tạp chí khoa học, mặt khác, bắt tay vào việc soạn cuốn sách Danh từ khoa học, dùng tiếng Việt để diễn đạt những khái niệm khoa học vốn chưa có bao nhiêu từ ngữ bằng tiếng Việt lúc bấy giờ. Năm 1943, “Danh từ khoa học†được giải thưởng của Hội Khuyến học Nam Kỳ với ý nghĩa một công trình mở đường cho việc xây dựng khái niệm và thuật ngữ khoa học ở nước ta.
Khi Hội truyền bá Quốc ngữ được thành lập (1943), Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã tham gia với tư cách một thành viên chính thức. Ông đã cùng một vài bạn bè cho công bố rất sớm cuốn sách Phương pháp học i tờ, đổi mới hẳn cách học chữ Quốc ngữ theo lối đánh vần a, b, c, giúp người đọc nắm được chữ Quốc ngữ nhanh chóng hơn nhiều. Do uy tín xã hội của Hoàng Xuân Hãn, Chính phủ Trần Trọng Kim khi thành lập đã mời ông giữ chức Bộ trưởng Giáo dục và Mỹ thuật và Q. Bộ trưởng Công chánh từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1945.
Ngay sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, cùng với một số nhà trí thức tiêu biểu, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp. Tháng 4 – 1946, giáo sư được cử làm Trưởng Tiểu ban Chính trị trong phái đoàn nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Việt – Pháp ở Đà Lạt. Sau hội nghị này, giáo sư tham gia giảng dạy các bộ môn kỹ thuật cho các khoá huấn luyện của Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn.
Kháng chiến toàn quốc nổ ra, giáo sư bị kẹt lại trong lòng Hà Nội. Từ đây, gia đình giáo sư đã trở thành một cơ sở nội thành, bí mật ủng hộ tài chính và thuốc men cho kháng chiến.
Năm 1950 (2), giáo sư và gia đình sang cư ngụ ở Pa-ri (Pháp). Lúc bấy giờ, nguyên tử đang là món hàng nóng bỏng của chiến tranh lạnh, giáo sư lại “xông†vào lĩnh vực này và chỉ sau vài ba năm, giáo sư đã thi đỗ kỹ sư nguyên tử ở Saclay (1956). Trong suốt thời gian sống trên đất Pháp, một mặt, giáo sư tiếp tục công việc của một nhà khoa học, mặt khác, dồn tâm huyết vào những công trình có giá trị soi sáng trên nhiều bình diện cho văn hoá Việt
Là một nhà tư liệu học, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã khảo cứu về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và biên giới, góp phần vào việc xác nhận chủ quyền của nước Việt
Những năm cuối đời, giáo sư vẫn cặm cụi với công trình khảo định Truyện Kiều, cố gắng khôi phục một văn bản gần nguyên tác nhất của nhà đại thi hào Nguyễn Du. Nhưng rất tiếc, cái chết quá bất ngờ đã không cho phép giáo sư hoàn thành trọn vẹn công trình.
Phần lớn cuộc đời sống ở ngoài nước, nhưng con người, sự nghiệp giáo sư Hoàng Xuân Hãn lại dành cho quê hương và chỉ mong có ích cho quê nhà.
Đã hay bốn bể là nhà
Lam Hồng
ta mới thật là quê hương !
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã từng cộng tác với các báo: Khoa học, Thanh Nghị (Hà Nội); Văn Lang, Sử Địa, Bách Khoa (Sài Gòn); Đoàn kết, Diễn Đàn, Tập san Khoa học Xã hội (Pa-ri) …
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Cụm công trình Lịch sử và Lịch pháp Việt
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn còn được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì về công lao to lớn trong các lĩnh vực chính trị, khoa học, văn hoá, giáo dục của đất nước.
Giáo sư mất ngày 10-3-1996 tại Pa-ri, hưởng thọ 88 tuổi. Thi hài được hoả táng tại Nghĩa trang L’Orme des Moineaux Les Ulis (Pháp).
VĂN LUẬN
- Xem học sinh tạo ra gạch phục vụ xây dựng từ nhựa
- Độc đáo những đôi giày có chất liệu gỗ
- Tìm ánh sáng mạnh giúp tiết kiệm năng lượng
- Học sinh Trường Phổ thông Chuyên Quốc học Huế sáng tạo: Đơn xin phép nghỉ học thông minh
- Say mê nghiên cứu, làm lợi hàng trăm tỷ đồng
- Thành công từ mô hình nuôi ba ba
- Giàu lên nhờ nuôi ba ba
- Giống lúa vượt lũ
- Giàu lên nhờ nấm