Hiệp định TPP đòi hỏi về khoa học và công nghệ

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – viết tắt TPP) là một hiệp định/thỏa thuận thương mại tự do được ký kết giữa 12 nước với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khu vực thương mại tự do lớn nhất từ trước tới nay, chiếm hơn 40% kinh tế và 30% thương mại toàn cầu. Có phạm vi cam kết rộng lớn và có mức độ cam kết sâu hơn so với những thỏa thuận thương mại tự do Việt Nam ký kết trước đây.

Ảnh internet

Việt Nam là nước thành viên của Hiệp định TPP, hàng hóa của 12 nước được tự do tham gia vào thị trường Việt Nam (chưa kể hàng hóa của các nước đã ký các hiệp định khác). Khó khăn của chúng ta là sức ép cạnh tranh hàng hóa. Nói đến hàng hóa là nói đến chất xám, khoa học và công nghệ biểu hiện, tích tụ trong sản phẩm.

Xuất khầu hàng hóa đồng nghĩa với xuất khẩu chất xám, trình độ khoa học và công nghệ trong đó. Xu thế hàng hóa hiện nay của các nước thực hiện tiêu chí tiện ích, hiệu quả, phù hợp, an toàn, thân thiện môi trường, đáp ứng thỏa đáng đối tượng người tiêu dùng. Hàng hóa thô, chưa được chế biến sâu ít có lãi, chi phí vận chuyển lớn, đóng gói khó khăn sẽ phải được thay thế bằng sản phẩm tinh chế, chế biến, chất lượng cao, tốt hơn. Trong khoàng 10 năm, tất cả các danh mục hàng hóa, dịch vụ đã được ký kết, các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên được hạ về 0%. Ngoài ra còn nhiều quy tắc, luật lệ, quy định chung giữa các nước, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động, chất lượng sản phẩm và lao động… Tất cả gọi chung là các yếu tố để đem đến uy tín, kinh tế, kết quả, vai trò tham gia của nước thành viên. Khoa học và công nghệ đều xuất hiện trong tất cả các khâu tạo thành sản phẩm.

Tham gia TPP không chỉ nói riêng hàng hóa, mà còn nói tới chất lượng lao động, con người lao động tạo lên sản phẩm. Người lao động đòi hỏi có đủ năng lực tiếp thu quy trình, công nghệ, những kiến thức cần thiết, và được cập nhật, nâng cao thường xuyên. Vấn đề phổ biến kiến thức, chuyển giao khoa học và công nghệ có một trách nhiệm và vị trí to lớn.

Theo Điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2012:

Năm 2012, cả nước có 52,3 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, bao gồm 51,4 triệu người có việc làm và 925,6 triệu người thất nghiệp. 69,7% lực lượng lao động ở nông thôn. Trong tổng số lực lượng lao động của cả nước, nữ giới chiếm tỷ trọng thấp hơn nam giới (48,6% và 51,4%)

Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp. Trong 52,3 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chỉ có gần 9 triệu người đã được đào tạo, chiếm 16,8% tổng lực lượng lao động. Ngược lại, hiện cả nước có hơn 43,4 triệu lao động (chiếm 83,2% lực lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó. Như vậy, tuy nguồn nhân lực của Việt Nam trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất là ở Hà Nội (35,5%) và thấp nhất là Đồng Bằng sông Cửu Long (9,2%). Tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng. Nơi có tỷ trọng này cao nhất là Hà Nội (18,1%) và TP. HCM (16,9%), Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên thấp nhất (3,5%).

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lao động. Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại.

Như vậy, khoa học và công nghệ không thể ngoài cuộc khi hiệp định TPP chính thức ký kết, công bố. Câu hỏi đặt ra, làm sao để khoa học và công nghệ đi vào cuộc sống. Mọi người, nhất là người lao động, ít nhất phải biết khái niệm khoa học và công nghệ. Phổ biến kiến thức, đào tạo khoa học và công nghệ, tay nghề; ứng dụng và phát triển kỹ thuật, công nghệ cần được nhanh chóng, sớm đồng bộ triển khai cùng với nội lực con người, thời đại, việc tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhất định thành công, thắng lợi./.

Theo vusta.vn

Người cập nhật: Đinh Văn Chung

Các bài viết khác: