Nếu Quý vị có điều gì cần tư vấn về khoa học công nghệ, xin vui lòng đặt câu hỏi tại đây. Vui lòng bấm vào câu hỏi để xem nội dung trả lời.
Hỏi: Cách tri bệnh nấm trái trên cây ớt ?
Vu van Tuyen (vuvantuyen@gmail.com) – 17/09/2014


Đáp: Quả ớt có rất nhiều đối tượng bệnh hại dẫn đến làm giảm năng suất, phẩm cấp và chất lượng. Tuy nhiên, với câu hỏi của anh, chúng tôi xin liệt kê một số bệnh hại thường gặp trên quả ớt như sau: bệnh thán thư, bệnh mốc xám, bệnh do vi rút, thiếu dinh dưỡng,…

1.  Bệnh thán thư hại trên quả ớt

* Biện pháp phòng trừ

– Vệ sinh đồng ruộng, thu hái các trái bệnh đem thu huỷ.

– Luân canh cây trồng khác họ, không trồng cây họ cà liên tục trong 2 – 3 năm.

– Chọn giống kháng bệnh.

– Tăng cường bón thêm phân chuồng hoai mục cho ruộng ớt.

– Tránh trồng ớt trong mùa mưa.

– Sử dụng một trong các loại thuốc BVTV sau để phòng trừ: Iprovalicarb + Propineb(Melody duo 66.75WP), Kasugamycin (Bactecide 20AS, 60WP), Mancozeb (Penncozeb 80 WP), Mancozeb  + Metalaxyl (Vimonyl  72 WP).

2.  Bệnh mốc xám

– Loại bỏ các trái bệnh để tránh lây lan.

– Phun ngừa bằng TOPAN 70 WP (0,05 – 0,1%).

– Bệnh thối nhũn vi khuẩn

* Biện pháp phòng trừ

– Luân canh cây trồng khác họ

– Trồng trên nền đất thoát nước tốt

– Sử dụng màng phủ nông nghiệp và hệ thống tưới nhỏ giọt để hạn chế đất, nước bắn lên trái

– Khử trùng dao, kéo khi cắt tỉa lá và thu hoạch

– Hiện chưa có thuốc bảo vệ thực vật đăng ký phòng trừ bệnh thối nhũn hại ớt, có thể tham khảo sử dụng thuốc có hoạt chất Kasugamycin, thuốc gốc đồng để phòng trừ

3. Bệnh do vi rút

* Biện pháp phòng trừ

– Sử dụng giống kháng bệnh

– Dọn sạch tàn dư cây ký chủ trên đồng ruộng

– Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các cây có triệu chứng bị bệnh, nhổ bỏ ngay và đem ra khỏi ruộng để xử lý.

– Sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp diệt trừ các loài chích hút (ruồi đục lá, bọ phấn, rầy, rệp…) là tác nhân truyền virus gây bệnh.

– Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ:

Ningnanmycin (Cosmos 2SL,  Niclosat 2SL, 4SL, 8SL, Somec 2 SL)

Garlic oil+Ningnanmycin (Lusatex5SL).

Ngoài ra, Ớt thường bị bệnh thối đuôi trái ( đặc biệt là ớt sừng) do thiếu Canxi, do đó dù đất được bón vôi đầy đủ trước khi trồng hoặc bón đủ Calcium Nitrat, nhưng cũng nên chú ý phun bổ sung phân Clorua canxi định kỳ 7-10 ngày/lần vào lúc trái đang phát triển để phòng ngừa bệnh.

Đăng Quang – Hồ Thành

 

Các bài viết khác: