Nếu Quý vị có điều gì cần tư vấn về khoa học công nghệ, xin vui lòng đặt câu hỏi tại đây. Vui lòng bấm vào câu hỏi để xem nội dung trả lời.
Hỏi: Xin cho biết trình tự để tiến hành thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ như thế nào? | |
Đáp: Mục đích của việc phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ là tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân triển khai ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh thương mại hoá các sản phẩm hàng hoá là kết quả của hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển thị trường công nghệ, góp phần phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Việc thành lập mới doanh nghiệp khoa học và công nghệ được thực hiện theo trình tự sau: – Lập hồ sơ đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư; – Sau khi được thành lập, doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trình Sở Khoa học… |
|
Lê Hữu Toàn – 29/11/2017 | |
Hỏi: Doanh nghiệp khoa học công nghề là gì, những đối tượng nào được thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ và để thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức, cá nhân phải làm gì? | |
Đáp: Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) được hiểu là doanh nghiệp mà “hoạt động chính là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do doanh nghiệp được quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp; thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Doanh nghiệp KH&CN thực hiện sản xuất, kinh doanh và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Hoạt động chính của doanh nghiệp khoa học và công nghệ là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Ngoài các hoạt động này, doanh nghiệp khoa học và công nghệ có thể thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại… |
|
Lê Hữu Toàn – 28/11/2017 | |
Hỏi: những hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền tác giả? | |
Đáp: Các hành vi sau đây bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả: 1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. 2. Mạo danh tác giả. 3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả, đồng tác giả trong trường hợp có đồng tác giả. 4. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả. 5. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác). 6. Làm tác phẩm phái sinh nhưng không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác). 7. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ thể quyền, không trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất (trừ trường hợp… |
|
Phan Văn Tín – 27/11/2017 | |
Xin hỏi quyền của tác giả (quyền tác giả) bao gồm những quyền gì? | |
Đáp: Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo. Quyền nhân thân gồm các quyền: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho phép người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân đối với tác phẩm mà mình sáng tạo gồm: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không… |
|
Phan Văn Tín – 24/11/2017 | |
Xin hỏi có bắt buộc đăng ký quyền tác giả với Cục bản quyền tác giả mới phát sinh quyền không? | |
Đáp: Việc đăng ký bản quyền tác giả cũng không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu tác giả sáng tạo đăng ký tác phẩm với Cục Bản quyền tác giả thì không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại (Điều 49 Luật SHTT). Quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh tại thời điểm tác phẩm sáng tạo được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không phân biệt tác phẩm đã công bố hoặc chưa công bố, đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ. Chủ sở hữu tác phẩm có quyền đăng ký tác phẩm thuộc sở hữu của mình tại cơ quan bản quyền tác giả của Nhà nước để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. HT |
|
Huỳnh Tý A – 23/11/2017 | |
Hỏi: Những người nào được coi là tác giả của tác phẩm? | |
Đáp: Những người được coi là tác giả của tác phẩm là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học. Tác giả bao gồm: – Cá nhân người Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ. – Cá nhân người nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; có tác phẩm được công bố lần đầu tiên ở Việt Nam; có tác phẩm được bảo hộ tại Việt nam (Điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP). Ngoài ra, những người dưới đây cũng được công nhận là tác giả như người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác được coi là tác giả tác phẩm dịch; người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể tác phẩm từ loại hình nghệ thuật này sang loại… |
|
Huynh Tý A – 22/11/2017 | |
Hỏi: Tác phẩm nào sẽ được pháp luật bảo hộ quyền tác giả? xin cám ơn. | |
Đáp: Trước hết quyền tác giả và tác phẩm được hiểu là: Quyền tác giả là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, thường gọi là bản quyền tác giả. Quyền tác giả thường được xác lập đối với những người sáng tạo ra tác phẩm gốc về văn học, kịch, âm nhạc, nghệ thuật. Quyền này cho phép người sáng tạo kiểm soát được việc khai thác, sao chép, cải biên, công bố tác phẩm của mình. Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay… |
|
Võ Quyết Tín – 15/11/2017 | |
Hỏi: Canh tác hữu cơ là gi? Có những biện pháp canh tác hữu cơ cơ bản nào? | |
Đáp: Nông nghiệp hữu cơ không phải là một khái niệm mới và đã có từ thời cổ đại. Nông nghiệp hữu cơ là một phương pháp sản xuất nhằm canh tác đất đai và trồng cây theo cách có lợi cho đất trồng bằng việc sử dụng các nguồn hữu cơ và các chất liệu sinh học khác. Canh tác hữu cơ có thể hiểu đơn giản đó là: Điều cơ bản là đất, nước phải sạch sử dụng để sản xuất không bị nhiễm độc tố do tồn dư phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,…không bị nhiễm chất thải Công nghiệp độc hại. Dinh dưỡng, phòng bệnh cho cây trồng phải sử dụng các chế phẩm sinh học có nguồn gôc từ thiên nhiên. Do đó sẽ không còn tồn dư hóa chất độc hại trong sản phẩm. Trải qua hơn 50 năm, với cuộc cách mạng trong nông nghiệp bằng cách ứng dụng kỹ thuật trong… |
|
Nongdantrongrau – 13/11/2017 | |
Xin hỏi nguyên tắc 6 không trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ đó là gi? | |
Đáp: Nguyên tắc “6 không” trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ đó là: Không sản xuất trên đất, nước bị nhiễm hóa chất, không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu hóa học, không phân bón hóa học, không chất kích thích sinh trưởng và không sử dụng giống biến đổi gien. 1. KHÔNG trồng trên đất và nước nhiễm hoá chất nông nghiệp. Đất trồng rau hữu cơ phải đảm bảo cáo tiêu chí về đất trồng rau của bộ nông nghiệp như kim loại nặng, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, (QCVN 03: 2008/BTNMT ; QCVN 15: 2008/BTNMT) còn phải đảm bảo không canh tác 3 năm hoặc đã 3 năm chuyển đổi sang canh tác hữu cơ. Về làm đất: thường phải chọn vị trí đặc biệt tốt. Cách ly các nguồn hóa học tác động đến nông phẩm. Chỉ làm ở lớp đất mỏng (10 – 15 cm), bón phân hữu cơ để tạo điều… |
|
Nguyễn Nhất Bá Sinh – 13/11/2017 | |
Sáng chế là gì? Giải pháp hữu ích là gì? Ai là người có quyền đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích? | |
Trả lời: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các yêu cầu sau: có tính mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau: có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp Sáng chế, giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật và giải pháp đó được công nhận là có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới khi: Thứ nhất, giải pháp kỹ thuật không trùng với giải pháp kỹ thuật đã được mô tả… |
|
Nguyễn Anh Kiệt – 14/07/2017 | |
1 2 3 4 5 » »» |