Kết quả triển khai “Tháng hành động vì an toàn vệ sinh thực phẩm” năm

Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của mọi người, vì vậy đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, không những ảnh hưởng trực tiếp thường xuyên đến sức khỏe, đến sự phát triển giống nòi mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, du lịch và an sinh xã hội.

Tập huấn công tác an toàn vệ sinh thực phẩm cho cán bộ y tế xã phường năm 2018

Hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2018 với chủ đề “Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động đài phát thanh, truyền hình, báo chí dành nhiều thời gian, thời lượng phát sóng tuyên truyền về an toàn thực phẩm (ATTP). Đặc biệt phát huy hệ thống đài truyền thanh ở xã, phường, khu phố để tập trung chuyển tải thông điệp Tháng hành động đến các nhóm đối tượng ưu tiên. Tổ chức tọa đàm, đối thoại trực tiếp trên truyền hình, truyền thanh về ATTP, phổ biến các nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP để nâng cao hiệu quả thực thi, đưa nội dung của văn bản quy phạm pháp luật vào cuộc sống. Ngoài ra, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm cũng tăng cường truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ y tế, giáo dục, biên phòng, nông nghiệp phát triển nông thôn, các ban ngành, đoàn thể (như Mặt trận tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, lực lượng vũ trang, cộng tác viên y tế thôn, bản…) với các hình thức dễ tiếp thu như hướng dẫn thực hành cụ thể theo nhóm, nói chuyện, hội thảo, hội diễn, hội thi quần chúng, hội thi cộng tác viên tuyên truyền về an toàn thực phẩm… chiến dịch truyền thông trong “Tháng hành động vì ATTP” năm 2018 đã tổ chức: tập huấn 60 lớp, hội thảo 06 buổi, treo 250 băng rôn, khẩu hiệu, phát 60.000 tờ rơi,…

Song song với việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, trong thời gian từ ngày 15/4/2018 đến 15/5/2018, Đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm liên ngành đã tập trung thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ  ăn uống và các bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh. Tổng số đoàn kiểm tra của ngành Y tế là 162 đoàn, trong đó tỉnh 01 đoàn, huyện 09 đoàn,  xã/phường152 đoàn. Tổng số cơ sở được kiểm tra: 2.732, cơ sở đạt: 2.530, đạt tỷ lệ 92,6%. Các vi phạm chủ yếu như: nhân viên không khám sức khỏe, không đảm bảo về điều kiện vệ sinh, môi trường nơi sản xuất; nhiều cơ sở kinh doanh vi phạm hàng hóa hết hạn sử dụng. Xử phạt hành chính 23 cơ sở với số tiền: 118.500.000 đồng. Đình chỉ hoạt động 06 cơ sở về dịch vụ ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các đoàn thanh tra, kiểm tra đã tiến hành lấy 36 mẫu thực phẩm gửi phòng xét nghiệm để xét nghiệm, trong đó có 01 mẫu cà phê bột hàm lượng cafein <1%, số mẫu đạt 97,2%, test nhanh dụng cụ đạt tỷ lệ: 91,3%

Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2018 là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn nói riêng. Gắn trách nhiệm của UBND các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương và các đoàn thể chính trị xã hội trong đảm bảo an toàn thực phẩm; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

ThS.BS. Lê Viết Thận –  Chi cục ATVSTP

Người cập nhật: Đinh Văn Chung

Các bài viết khác: