Kỹ thuật diệt chuột hiệu quả

Diệt chuột bằng bẫy bán nguyệt là kỹ thuật dễ thực hiện và áp dụng được trên nhiều địa hình.
Đây là kỹ thuật diệt chuột mang lại hiệu quả cao, không độc hại, thân thiện môi trường. Nhưng để áp dụng hiệu quả kỹ thuật này trên một cánh đồng hoặc một vùng, đòi hỏi cần phải được tổ chức thực hiện đồng bộ, toàn diện và thường xuyên.

Giảm 20-30% năng suất, sản lượng lúa, cây trồng của nông dân nếu địa phương không duy trì và tổ chức chiến dịch diệt chuột thường xuyên. Ở Thừa Thiên Huế, hàng năm diện tích lúa gieo cấy khoảng 53 ngàn hecta, là nguồn cung cấp lương thực chính của người dân. Năm 2013 được dự báo là một năm sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn do nạn chuột phá hại. Mất mùa lũ, thời tiết ấm áp là điều kiện thuận lợi cho số lượng chuột tăng nhanh trên đồng ruộng. Địa phương, cơ quan chức năng và người dân nếu không có biện pháp phòng trừ sớm, hiệu quả và đồng bộ thì nguy cơ mất mùa do chuột hoành hành và phá hoại mùa màng là rất lớn. Sau đây là kỹ thuật diệt chuột hiệu quả, thân thiện môi trường và an toàn, xin giới thiệu đến bà con nông dân.

Với đặc tính tìm kiếm thức ăn ban đêm, mài răng trong suốt quá trình sinh trưởng của chuột, loại thức ăn ưa thích của chuột là các loại ngủ cốc, các loại thức ăn có mùi tanh (giống mùi tanh của bùn) như ốc, nhái, giun đất …  Diệt chuột bằng bẫy bán nguyệt là kỹ thuật dễ thực hiện và áp dụng được trên nhiều địa hình.

 Bẫy được cấu tạo bằng 2 vành thép bán nguyệt(vành cố định, vành di động), lò xo, cần bẫy, móc khóa-lưỡi khóa cần bẫy. Bẫy có tính năng lực bật của lò xo mạnh, độ nhạy cao và khít. Do vậy, bẫy có tính năng sát thương rất cao.

Kỹ thuật đánh bẫy được tiến hành như sau:

1. Quan sát lối đi và vị trí phá hại trên ruộng lúa: Chuột thường đi lại dọc theo bờ ruộng, bờ đê, quanh mép nước  và có tập tính phá hại tập trung ở những vùng cách bờ khoảng 1 mét và vùng giữa ô ruộng. Do đó cần tiến hành đặt bẫy ở những vị trí này.

2. Cài bẫy

Bước 1: Tay trái cầm bẫy cẩn thận, tay phải kéo vành bán nguyệt di động sát thân bẫy.

Bước 2: Cài cần bẫy vào móc khóa cần bẫy.

Bước 3: Điều chỉnh móc khóa cần bẫy và lưỡi khóa.

Bước 4: Đặt bẫy vào vị trí bẫy và nguy trang(bùn).

Bước 5: Cố định bẫy bằng chốt cố định.

Bước 6: Mồi thức ăn trên lưỡi khóa cần bẫy.

2. Đặt bẩy

– Đặt bẫy ở lối mòn: Đặt vuông góc với lối mòn, cách lối mòn 5-10cm, 1-2 m/bẫy và được ngụy trang bằng bùn.

– Đặt bẫy điểm chuột mới phá hại trong ruộng lúa:  Đắp mô bùn, đặt bẫy và ngụy trang trên mô bùn, 2-3 bẫy/m2

3. Kiểm tra và cài lại bẫy đã sập: Tiến hành kiểm tra cài lại bẫy đã sập có chuột và bẫy sập không chuột ít nhất 2-3 lần/đêm.

Đây là kỹ thuật diệt chuột mang lại hiệu quả cao, không độc hại, thân thiện môi trường. Nhưng để áp dụng hiệu quả kỹ thuật này trên một cánh đồng hoặc một vùng, đòi hỏi cần phải được tổ chức thực hiện đồng bộ, toàn diện và thường xuyên.

Kính chúc bà con áp dụng hiệu quả

Hồ Thành

Người cập nhật: Đinh Văn Chung

Các bài viết khác: