Lịch sử nghiên cứu địa chất về hệ đầm phá Tam giang – Cầu Hai

  • Bùi Thắng
  • 22-05-2020
  • 63 lượt đọc
Kết quả nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu địa chất về hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trãi qua hai giai đoạn là giai đoạn trước năm 1975 và giai đoạn sau năm 1975. Nhưng chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ sau năm 1975 trở về đây.

      1. Giai đoạn trước năm 1975

      Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, bắt đầu là những nghiên cứu nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của cộng đồng dân cư đến sinh sống và lập nghiệp ở khu vực hệ đầm phá nhằm tận hưởng và khai thác những điều kiện tự nhiên thuận lợi của nó. Giai đoạn bao gồm thời gian dài thuộc chế độ phong kiến, chế độ thuộc địa của Đế quốc Pháp và Mỹ. Nội dung của các nghiên cứu chủ yếu nhằm phục vụ cho mục đích quản lý, đánh giá và khai thác tài nguyên.

      a. Thời kỳ phong kiến

      Những nghiên cứu hệ đầm phá đầu tiên là về địa lý hành chính phục vụ chủ yếu cho việc quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trong đó các nghiên cứu về quản lý đã xuất hiện từ rất sớm và đã đề cập đến sự phân chia lãnh địa hoặc sự ban thưởng quyền khai thác hoặc trao quyền cho người trúng thầu… đều thuộc hình thức sở hữu tập thể, chưa thấy xuất hiện hình thức sở hữu cá nhân đối với hệ đầm phá. Kết quả của những nghiên cứu đó đã để lại các bản đồ cổ trong các thư tịch về các phần khác nhau của hệ đầm phá vào thế kỷ XII và XIII.

      Đến thế kỷ thứ XV, việc nghiên cứu hệ đầm phá đã đi sâu hơn, bên cạnh những công trình nghiên cứu về địa lý hành chính đã xuất hiện những nghiên cứu về địa lý tài chính. Tác phẩm "Châu Ô cận lục" của Dương Văn An (đời nhà Mạc) đã đề cập đến sự mở cửa Thuận An (vào năm Giáp Thân 1404) do bão cùng với những nỗ lực chống thiên tai của nhà nước phong kiến lúc bấy giờ. Trong phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (năm 1776) đã nêu lên quy mô, cùng với nhiều dạng tài nguyên đáng kể của hệ đầm phá.

      b. Thời kỳ là thuộc địa của Pháp và trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ

      Trong thời kỳ Pháp thụôc đã có nhiều công trình nghiên cứu địa chất khu vực Huế như công trình của Bouret R., 1923; Hoffer J.H., 1933. Đáng chú ý  nhất  là công  trình của Krempf  A., 1923 là những công trình có liên quan trực tiếp đến hệ đầm phá, trạng thái của Thuận An. Từ năm 1945 – 1975 việc nghiên cứu địa chất khu vực Huế nói chung và hệ đầm phá nói riêng gần như bị đình trệ do hoàn cảnh chiến tranh. Tuy nhiên lác đác có một số công trình nghiên cứu, nhưng chủ yếu về thủy văn đầm phá và các sông đổ vào đầm phá, như công trình của Sơn Hồng Đức (1973 – 1975).

      Qua đó chúng ta thấy khá rõ trong giai đoạn trước năm 1975 tuy thời gian rất dài, nhưng sự nghiên cứu về đầm phá chưa nhiều và phát triển với tốc độ chậm, cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.

      2. Giai đoạn sau năm 1975

      Sau năm 1975, đất nước đã hoàn toàn giải phóng, mở ra một kỷ nguyên mới cho cả dân tộc, do đó là kỷ nguyên độc lập, thống nhất và xây dựng đất nước. Để đáp ứng nhiệm vụ đó, công tác nghiên cứu điều tra cơ bản tài nguyên và bảo vệ môi trường bền vững đã được đẩy mạnh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Nhiều công trình nghiên cứu với quy mô lớn, đã được triển khai và lần lượt hoàn tành. Riêng hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đồng thời các vùng đầm phá cửa sông thuộc dải ven biển Việt Nam. Mở đầu là tại Hội nghị khoa học biển toàn quốc lần thứ nhất ( Nha Trang,1997) Vũ Trung Tạng và Đặng Thị Sy đã coi hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là một thủy vực thống nhất và gọi là vùng cửa sông (estuarry của Pritchard, D.W., 1967). Cũng tại hội nghị Nguyễn Thanh Sơn và Trình Phùng đã xếp đoạn bờ từ mũi Rọn đến Hải Vân vào kiểu bờ tích tụ mài mòn đã bị san bằng.

      Đến các năm 1978 – 1980 xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu sâu hơn về hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Thí dụ như địa hóa trầm tích đáy của Võ Văn Đạt, 1978; Tân Kiến tạo của lê Đức An và Ma Công Cọ, 1979; Bản đồ địa chất Việt Nam, phần miền Nam, tỷ lệ: 1:500.000 của Trần Đức Lương, Nguyễn Xuan Bao và nnk, 1979. Năm 1982, Nguyễn Thị Ngân và Tôn Thất Phát đã phân chia hệ đầm phá thành ba kiểu và hai phụ kiểu đầm phá, Phạm Văn Miên đã chia hệ đầm phá thành hai kiểu và bốn phụ kiểu. Năm 1984 – 1985 trong lý luận Cao học  của Nguyễn Văn Thanh lần đầu tiên đã xác nhận hệ đần phá Tam Giang – Cầu Hai là một lagum ven biển. Năm 1984 – 1985 Trần Đức Thạnh, Phi Kim Trung, Nguyễn Hữu Chử và nnk nghiên cứ địa chất dãi ven bờ tây vịnh Bắc Bộ và xác định hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là một lagum ven biển nước lợ, gần kín điển hình, thuộc loại lớn trên thế giới. Năm 1990, Brorko P.E khi nghiên cứu các lagum ven biển theo hướng điạ mạo sinh thái cũng đã coi hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai như là một lagun ven biển.

      Trong những năm 1991 – 1995, Nguyễn Chu Hồi, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử và nnk thuộc Viện Hải dương học Hải Phòng đã hoàn thành đề tài độc lập cấp nhà nước KT – ĐL 95 -09 " Ngiên cứu khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng phá Tam Giang". Đây là công trình nghiên cứu lớn có tính tổng hợp nhằm phục vụ cho công tác điều tra cơ bản  và định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên ở hệ đầm phá.

      Bùi Văn Nghĩa, 1996, ảnh hưởng của trầm tích Kainozoi đến việc hình thành các dạng địa hình khoáng sản ở đồng bằng các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (Luận án  PTS. ĐC).

      Tháng 7/1997 Hội thảo đất ngập nước do công ước Ramsa tổ chức tại Huế, với nhiều bài viết của các tác giả đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau hội thảo đã chính thức đề nghị công ước Ramsa công nhận hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là khu bảo tồn thiên nhiên.

      Tháng 11 năm 1999, trận lũ thế kỷ đã bức thủng những nơi xung yếu của đê cát chắn ngoài mở ra nhiều của biển mới ở Thừa Thiên Huế, gây ra sự biến đổi về mặt ở hệ đầm phá. Do vậy, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã tổ chức hội thảo về các cửa biển Thừa Thiên Huế vào tháng 2/2000, với 30 báo cáo tham gia về các, lĩnh vực địa chất, sinh học, môi trường, kinh tế xã hội…

      Bên cạnh những công trình nghiên cứu trực tiếp hệ đầm phá, nhiều công trình nghiên cứu về các lĩnh vực khác  nhau của khu vực Huế cũng được hoàn thành và ra mắt bạn đọc. Về địa chất  đáng chú ý là công trình: Điạ tầng Trầm tích Đệ Tứ của Nguyễn Ngọc, 1983; Địa chất tờ Huế tỷ lệ 1:200.000 của Nguyễn Văn Trang và nnk, 1984; Trầm tích Đệ Tứ đồng bằng ven biển Quảng Trị và Thừa Thiên Huế của Võ Đình Ngộ, 1993; Điạ chất khu vực Huế tỉ lệ 1:500.000 của Phạm Huy Thông và nnk, 1994; Tân kiến tạo và địa động lực hiện đại khu vực Huế của Văn Đức Chương và nnk, 1994; của Nguyễn Đình Hòe và nnk 1995…

      Qua đó chúng ta thấy rằng, sau thời gian hơn 40 năm nhưng đã triển khai nghiên cứu nhiều công trình với quy mô lớn ở hệ đầm phá. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh sự quan tâm lớn của các tác giả cả về chiều rộng lân chiều sâu, cả về ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn. Mức độ nghiên cứu đạt trình độ cao, xu thế tiến hóa cũng như vai trò của con người, xã hội trong diễn thế tiến hóa của hệ đầm phá hiện nay. Tuy nhiên, về nghiên cứu địa chất có thể thấy cũng còn ít và chưa đồng bộ.







CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM