Nếu Quý vị có điều gì cần tư vấn về khoa học công nghệ, xin vui lòng đặt câu hỏi tại đây. Vui lòng bấm vào câu hỏi để xem nội dung trả lời.
Vụ bưởi Thanh Trà vừa kết thúc, nhưng tôi nhận thấy tỷ lệ đậu quả thấp, mẫu mã không đẹp, chất lượng không bằng những năm trước, làm thế nào để nâng cao tỷ lệ đậu quả, cải thiện mã quả và chất lượng?
Hoang Dung (hoangdung@yahoo.com) – 16/10/2014


Đáp: Bưởi Thanh trà là cây đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế cho quả ngon, có nhiều công dụng và giá trị kinh tế cao. Bưởi Thanh trà được trồng từ rất lâu trên các chân đất phù sa bồi tụ ở các lưu vực con sông lớn, với diện tích trên 1.200ha, được trồng tập trung ở thành Phố Huế, Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền cho doanh thu hàng năm từ 8-10 tỷ đồng. Tuy nhiên, chăm sóc cây Thanh trà để có mẫu mã quả đẹp, năng suất và chất lượng cao không phải hộ dân nào cũng nắm được.  Người trồng bưởi Thanh Trà cần nắm được nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn từ ra hoa đến phát triển quả, cách bón phân, và thu hoạch, bao trái ,   Chúng tôi xin giới thiệu một số lưu ý về kỹ thuật chăm sóc bưởi Thành trà giai đoạn phát triển quả, tạo mẫu mã và chất lượng như sau:

* Nhu cầu dinh dưỡng của cây bưởi Thanh trà giai đoạn tắt hoa – phát triển quả

Nhu cầu dinh dưỡng tùy thuộc tuổi cây, năng suất, độ phì của đất và tình trạng dinh dưỡng của cây.

Tuổi cây/Theo năng suất

Urê (g/cây)

Super lân (g/cây)

Clorua Kali (g/cây)

Cây cho quả (40kg/cây)

1090

1670

680

Cây cho quả (60kg/cây)

1300

2000

820

Cây cho quả (90kg/cây)

1740

2670

1090

Cây cho quả (120kg/cây)

2170

3330

1360

Cây cho quả (150kg/cây)

2610

4000

1640

 

   * Kỹ thuật bón phân

– Bón phân theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng lượng, đúng lúc, đúng cách. Ngoài ra tuỳ điều kiện cụ thể để vận dụng sao cho hiệu quả bón phân cao (tình trạng cây trồng, thời tiết, đất đai,…).

– Bón 30% đạm + 30% Kali vào thời điểm cây vừa tắt hoa (cánh hoa vừa rụng hết/cây, khoảng tháng 3).

– Bón 30% đạm + 40% Kali sau khi đậu trái 8 tuần (khoảng tháng 5). 

– Cách bón: Rắc phân kết hợp xới nhẹ trong tán cây và tưới nước hoặc hòa với nước theo tỷ lệ 1phân: 100 nước để bón.    

* Kỹ thuật bao trái

– Dùng bao chuyên dụng  có kích thước: 30 x 40cm.

– Trước khi bao trái phải tỉa bỏ những trái đeo bên cạnh, những cành lá cản trở quanh cuống trái,  phun thuốc trừ sâu bệnh  trên trái. Một ngày sau tiến hành bao trái, cột chặt miệng bao nếu không sâu rầy vào trong bao hay còn sót lại sẽ phá trái nhiều hơn.

– Bao trái tiến hành vào thời điểm sau khi trái đã rụng sinh lý, thường là khoảng 45 ngày sau khi trái đậu, lúc đó đường kính trái khoảng 4- 6cm.

– Tháo túi trước thu hoạch khoảng một tuần để biết rõ trái đã đến lúc thu hoạch chưa.   

* Thu hoạch: Cần vệ sinh vườn trước khi thu hoạch quả, thu hoạch đúng thời điểm, tránh gây ra các tổn thương cho trái, tránh không để trái rơi xuống đất. Tránh để đất dính vào quả, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và dễ tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công. 

Ngoài ra, cần đảm bảo tưới đủ ẩm, áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại tổng hợp để nâng cao năng suất, chất lượng và mẫu mã quả. 

Phương Thảo- Hồ Thành

 

Các bài viết khác: