Môi trường trầm tích đầm phá Thừa Thiên Huế

Trầm tích tầng mặt vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu là bùn sét, bùn cát, cát bột, cát bùn tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu giữ những chất thải từ lục địa và những hoạt động của con người đối với đầm phá. Chính vì vậy trong trầm tích đáy vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có nhiều vấn đề cần quan tâm.

Theo kết quả khảo sát và phân tích đã phát hiện một số dị thường các nguyên tố tại một số khu vực cục bộ, đặc biệt các nguyên tố kim loại nặng, như: Hg, As, Pb, Zn, Sb. Trong số các nguyên tố nêu trên Zn và Hg là hai nguyên tố tích lũy cao với hệ số Td = 3 – 6 lần. Kẽm (Zn) phân bố chủ yếu ở khu vực phía đông nam cửa Thuận An, đầm Cầu Hai với hàm lượng cao gấp 6 – 17 lần hàm lượng trung bình của chính nó trong trầm tích đầm phá thế giới. Thủy ngân (Hg) tập trung ở khu vực ven bờ Lương Viện, vụng Tây với mức hàm lượng lớn gấp 13 lần hàm lượng của chính nó trong trầm trích đầm phá thế giới. Tại khu vực đầm Cầu Hai và dải bờ biển gần cửa Tư Hiền hàm lượng Pb tăng cao có tiềm năng ô nhiễm trong trầm tích, với mức hàm lượng lớn hơn 1-70 lần hàm lượng trung bình của chúng trong trầm tích đầm phá thế giới.

Bảng. Nguy cơ ô nhiễm trầm tích đáy vùng đầm phá Thừa Thiện Huế bởi các kim loại nặng

Nguyên tố

Trạm khảo sát

Khu vực

Hàm lượng mg/l

Hệ số Ttc

Hg

T110, T109b, T123, B114

Ven bờ Lương Viên

1,1-4.10-3

3-13

Hg

B110, B112, B109

Vụng Tây

1,1-4.10-3

3-13

Zn

T73, T72b, T72a, T69a, T68b, T70, B70, B73

Phía đông nam cửa Thuận An

22.103-40.103

11-20

 

B42, B41, B31, B40

Vụng Cầu Hai

22-54.10-3

11-27

Pb

T34

Cửa Tư Hiền

33.10-5

20

Sb

B98, B109, B103, B108

Vụng Tây

15-175.10-5

1-83

 

B55, B29, B54, B28, B31, B33, B40, B62, B38

Vụng Cầu Hai

16-25.10-5

1-2

As

B03

Vụng An Cư

54.10-5

5,4

Pb

T31, T51, T39, R36

Gần cửa Tư Hiền

2-2,3.10-3

1-1,3

Pb

B32, B33

Vụng Cầu Hai

2-140.10‑3

1-70

 

Trong khi đó tại khu vực vụng An Cư đã phát hiện As tại trạm khảo sát B03 hàm lượng đạt giá trị đột biến. Trong khu vực đầm Cầu Hai có tiềm năng ô nhiễm Pb và Sb, hàm lượng Sb tăng gấp 1-2 lần hàm lượng trung bình của chính nó trong trầm tích đầm phá thế giới, khi đó tại vụng Tây có trạm đạt hàm lượng cao gấp 1-70 lần hàm lượng trung bình của nó trong trầm trích đầm phá thế giới.

Mức độ ô nhiễm trầm tích vùng nghiên cứu bởi các nguyên tố trên cũng như mức độ ảnh hưởng tới các hệ sinh thái đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiện Huế chưa được đánh giá chính xác. Sự có mặt của Hg, Sb, Zn, Pb và As trong trầm tích đáy vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đặt ra vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, theo dõi, để có những kết luận chắc chắn hơn và các giải pháp thích hợp, nếu mức độ ô nhiễm là thực sự trầm trọng.

TS. Bùi Thắng

 

Người cập nhật: Đinh Văn Chung

Các bài viết khác: