Một số nguyên nhân tác động đến môi trường của khu vực khai thác đá ốp lát

  • Bùi Thắng
  • 01-12-2020
  • 542 lượt đọc
Kết quả nghiên cứu

Đá ốp lát là loại vật liệu dùng để ốp lát bảo vệ và trang trí cho các công trình khi hoàn thiện. Đây là loại vật liệu được con người sử dụng đầu tiên trong việc trang trí các công trình kiến trúc từ xa xưa. Nhờ vào các kết cấu khác nhau của các tầng địa chất mà mỗi vùng miền sẽ khai thác được một loại đá khác nhau.

     Đá ốp lát là các loại đá được gia công cưa, xẻ, mài, đánh bóng hoặc không đánh bóng,… từ đá khối tự nhiên thành dạng tấm dùng để ốp, lát hoặc trang trí trong các công trình xây dựng.

     Bên cạnh đó, Đá khối là đá tự nhiên được khai thác từ các mỏ đá granit, đá gabro, đá bazan, đá quăczit, đá hoa, đá phiến, đá vôi, đá dolomit,… bằng phương pháp cắt dây kim cương hoặc cưa đĩa hoặc các phương pháp khác tại moong khai thác tạo ra sản phẩm có các mặt phẳng dạng khối và thể tích ≥ 0,5 m3.

     Như chúng ta đã biết, hoạt động chính của cơ sở khai thác đá ốp lát bao gồm: Xây dựng đường trong khu vực mỏ, khai thác đá bằng khai trường lộ thiên, gia công sản phẩm, vận chuyển đá thành phẩm, vị trí của khu khai thác mỏ thường ở xa các điểm dân cư. Qua nguyên cứu, cho thấy một số nguyên nhân tiềm tàng tác động ảnh hưởng đến môi trường của khu vực khai thác đá làm vật liệu ốp lát như sau:

    – Tác động đến môi trường do khai thác đá ốp lát:

     Chất thải chủ yếu nhiều nhất là đất đá thải từ các khai trường. Nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt nhưng rất nhỏ. Bụi chủ yếu phát sinh từ khai trường và gia công sản phẩm.

     Như vậy chất thải do khai thác đá có thể tác động đến môi trường đất, nước, không khí và sinh thái.

    – Xác định khả năng tác động đến môi trường: Thời kỳ khai thác và chế biến, chất thải chủ yếu là đất đá do gạt ủi, san lấp mặt bằng.

     Khả năng tác động đến môi trường có thể gây trượt lở đất, bồi lấp. Các bãi thải thường kém ổn định, vào mùa mưa thường xảy ra sự trượt lởi làm đất chảy trôi xuống bồi lấp, có thể hoặc chắn nhánh suối, đôi khi biến thành suối chết, thay đổi dòng chảy. Làm suy giảm tài nguyên thực vật, mặc dù thảm thực vật ở đây nghèo nàn.

    – Chất lượng nước mặt có thể bị nhiễm bẩn do mưa cuốn trôi các chất thải sinh hoạt của công nhân và chất thải do quá trình khai thác.

    – Ô nhiễm không khí do bụi và khí thải. Hoạt động khai thác đá với các công đoạn gạt ủi, khoan, cẩu, vận chuyển, gia công… đã làm phát sinh một lượng vụi và khí thải.

    – Các hoạt động khai thác có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân làm giảm chất lượng môi trường nước mặt, đặc biệt là môi trường không khí bị ô nhiễm bụi. Qua thực tiễn khám nghiệm y tế cho thấy số người tham gia vào khai thác thường mắc bệnh bụi nhỏ (bụi silic) ngày càng tăng và chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao so với các ngành công nghiệp khác.







CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM