Nâng cao nhận thức về Biến đổi khí hậu cho phụ nữ

  • Thanh Tâm
  • 23-06-2020
  • 173 lượt đọc
Tin trong nước

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội đã tổ chức 03 khóa tập huấn và thực hành nghiên cứu cho 25 phụ nữ tại 03 cộng đồng là cộng đồng thôn A Lua (Tây Giang, Quảng Nam), cộng đồng thôn A Sờ (Đông Giang, Quảng Nam) và cộng đồng xã Đại Hồng (Đại Lộc, Quảng Nam).

     Khóa tập huấn nhằm cung cấp cho thông tin, kiến thức liên quan đến Biến đổi khí hậu, thực hành các công cụ lịch sử và dòng thời gian của thiên tai, vẽ sơ đồ rủi ro thiên tai, phân tích những việc đã làm và chưa làm được trong phòng, chống thiên tai và giảm thiểu tác động Biến đổi khí hậu,…Ngoài các kiến thức được cung cấp, việc thực hành các công cụ nghiên cứu giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn những điểm yếu, điểm hạn chế, công tác chuẩn bị phòng chống trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra.

     Kết thúc hoạt động tập huấn và thực hành, chị Nguyễn Thị Kim Nhựt (Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Mà Coih – Đông Giang) chia sẻ: “Chúng tôi đã có rất nhiều kiến thức thiết thực thông qua lớp tập huấn, các công cụ nghiên cứu đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về Biến đổi khí hậu và các hoạt động ứng phó của địa phương. Các kiến thức này là rất cần thiết, đặc biệt là đối với phụ nữ những người chịu tác động trực tiếp của thiên tai và Biến đổi khí hậu”.

     Thực hành các công cụ nghiên cứu với sự hỗ trợ của các bộ CSRD.

Phụ nữ chủ động tham gia trong hầu hết các hoạt động thu thập thông tin của quá trình nghiên cứu.

 

Sơ đồ rủi ro thiên tai tại cộng đồng thôn A Xờ (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam).

     Việt Nam là một quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Các cộng đồng ngày càng dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực ngày càng trầm trọng do sự kết hợp giữa phát triển thủy điện và biến đổi khí hậu. Năm 2019-2020, CSRD thực hiện hoạt động nghiên cứu Biến đổi khí hậu tại 03 cộng đồng ở tỉnh Quảng Nam. Thông qua hoạt động, CSRD mong muốn đưa ra các giải pháp về cách áp dụng kết quả dự án, chuyển đổi kinh nghiệm từ cơ sở, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực của phụ nữ để họ có thể trở thành người thúc đẩy sự phát triển bền vững ở địa phương. Việc thực hiện dự án sẽ nâng cao năng lực, tạo điều kiện cho phụ nữ địa phương có giải pháp bền vững và tại chỗ để xử lý các vấn đề, góp phần xây dựng một cộng đồng chống chịu BĐKH; cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ công về tiếp cận tài chính và sử dụng tài nguyên nước sạch thông qua đối thoại chính sách. Quá trình lập kế hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ khó thành công nếu không có sự tham gia và đóng góp của phụ nữ.







CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM