Nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori

Vi khuẩn Hp (tên đầy đủ là Helicobacter Pylori hay H. pylori) là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày người, và để có thể tồn tại trong môi trường của acid dạ dày, vi khuẩn Hp tiết ra một loại enzyme tên Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.

Vi khuẩn này có thể sinh sống và phát triển trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Nó có thể gây ra tình trạng viêm, còn gọi là viêm dạ dày mãn tính, thường phát triển mà không có bất kỳ biểu hiện đặc biệt và đôi khi tồn tại suốt đời. Vi khuẩn Hp có thể gây ra những tổn thương khác như loét hoặc trong số ít trường hợp có thể phát triển thành ung thư dạ dày. Những tổn thương này được hình thành trong nhiều năm và tiến triển tương đối chậm: đôi khi phải mất hơn 30 năm kể từ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.

Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn phổ biến trong niêm mạc dạ dày, là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày như viêm dạ dày- tá tràng, loét dạ dày- tá tràng, ngoài ra vi khuẩn Hp có thể gây nên bệnh ung thư dạ dày. Vi khuẩn Hp có nhiều trong nước bọt, trong mảng cao răng, trong niêm mạc dạ dày của người bệnh nên rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường tiêu hóa. Đặc biệt do thói quen ăn uống của người Việt Nam như ăn chung một bát nước chấm, dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác để  bày tỏ sự hiếu khách, dùng chung một chén rượu mà tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Hp ở Việt Nam khá cao ( hơn 80% dân số).

Sở dĩ tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Hp cao là do chúng được lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau. Vì vậy để tránh lây nhiễm cho những người thân trong gia đình, cần hiểu rõ vi khuẩn Hp lây qua những con đường dưới đây:

Lây qua đường Miệng – Miệng:  vi khuẩn Hp được tìm thấy trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh, do đó chúng có thể lây từ người này qua người khác khi dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, răng miệng, dùng chung bát đũa, muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con. Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể lây cho nhau.

Lây qua đường Phân – Miệng: vi khuẩn Hp có trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi vệ sinh tay không sạch sẽ khi đi tiêu và trước khi ăn, hoặc có thể nhiễm qua trung gian, côn trùng như ruồi, gián, chuột.. nếu không đậy kỹ thức ăn.

Dạ dày – Miệng: Nếu người có vi khuẩn Hp trong dạ dày thì khi bị trào ngược hoặc ợ chua có thể đẩy vi khuẩn lên trên miệng cùng với dịch dạ dày.

Dạ dày – Dạ dày: Đây là đường lây nhiễm này rất quan trọng bởi nó lây nhiễm trong quá trình người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày các bệnh nhân có vi khuẩn Hp, nếu vệ sinh đầu dò không đủ sạch, vi khuẩn Hp có thể nhiễm sang người không mang Hp.

 

 

Gia đình là môi trường thuận lợi lây nhiễm vi khuẩn Hp

Dự phòng nhiễm khuẩn Hp

Hiểu được những con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn Hp bạn có thể chủ động phòng ngừa cho bản thân và gia đình bằng những cách sau:

Không dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình như chung bát nước chấm, gắp thức ăn cho nhau.

Cẩn thân khi ăn uống tại các hàng quán ven đường vì vệ sinh dụng cụ ăn uống rất kém không loại bỏ hết được vi khuẩn Hp.

Diệt trừ ruồi muỗi, giữ gìn vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tráng nước sôi vào các dụng cụ ăn uống dùng chung trong gia đình.

Không hôn trẻ, không cho trẻ ăn bằng cách nhai đút mớm nếu nghi ngờ có nhiễm Hp là cách tốt nhất để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp chéo trong gia đình.

Tránh thói quen chọc ngoáy thức ăn bằng đũa của mình, hoặc làm đảo lộn thức ăn của trẻ nhỏ trong bữa cơm gia đình.

Các vật nuôi như chó mèo cũng được xác định là nguồn lây nhiễm vi khuẩn HP vì vậy hãy có những biện pháp vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi.

Hạn chế ăn các loại đồ ăn sống như rau sống, gỏi, ngoài ra các loại thức ăn lên men như mắm tôm, mắm ruốc cũng nên hạn chế ăn vì đa số loại thực phẩm này không được vệ sinh sạch sẽ dễ gây các bệnh đường tiêu hóa trong đó có nhiễm khuẩn HP.

Ngoài ra để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp trong gia đình và từ nguồn nước, cách tốt nhất là nên bổ sung loại kháng thể ức chế đặc hiệu men urease của vi khuẩn H.pylori – yếu tố sống còn giúp HP xâm nhiễm, tồn tại dai dẳng trong dạ dày.

TS.BS. Nguyễn Đức Hoàng

 

Người cập nhật: Đinh Văn Chung

Các bài viết khác: