Trả lời:
Kháng sinh là những chất hóa dược được dùng để phòng trị một số bệnh do vi khuẩn gây ra ở động vật nuôi. Tác động của kháng sinh có thể diệt khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, tác dụng lên vi khuẩn ở mức độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay phản ứng trong quá trình vi khuẩn phát triển.
Trong chăn nuôi, kháng sinh (KS) được sử dụng với 3 mục đích: (1) điều trị bệnh; (2) phòng bệnh và (3) dùng như chất kích thích sinh trưởng. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà liều lượng và phương thức sử dụng KS có khác nhau. KS thường dùng phối hợp nhiều loại để làm giảm liều lượng và độc tính của từng loại, làm phổ tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác dụng điều trị và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc. Nhưng, nếu người chăn nuôi sử dụng phối hợp các loại kháng sinh có tính đối kháng nhau thì hoàn toàn không có lợi.
Do đó tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh có tính chất đối kháng nhau trong phòng trị bệnh cho vật nuôi. Bởi vì 3 lý do sau:
Thứ nhất, tạo ra hiệu ứng đối kháng làm giảm tác dụng của thuốc. Do đó, giảm hiệu quả phòng trị bệnh. Mặc khác, tăng dư lượng kháng sinh trong sản phẩm và có hại đến sức khỏe của vật nuôi. Ví dụ: Khi sử dụng phối hợp hai kháng sinh cùng nhóm aminosid gây độc đối với tai và thận vật nuôi, làm điếc tai và suy thận trầm trọng trong khi hiệu quả trị bệnh cảu thuốc không tăng.
Thứ hai, làm tăng tính kháng thuốc của vi khuẩn nên gây khó khăn trong phòng trị bệnh sau này. Ví dụ: Khi dùng phối hợp cefoxitin với penicillin, cefoxitin kích thích vi khuẩn tăng khả năng đề kháng với penicillin bằng cách tiết ra enzym phân hủy kháng sinh penicillin.
Thứ ba, làm giảm khả năng tăng trưởng, phát triển của vật nuôi.
Sử dụng kháng sinh phối hợp phòng trị bệnh trong chăn nuôi không đúng, không những làm tăng chi phí sản xuất, giảm chất lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
* Nguyên tắc sử dụng phối hợp kháng sinh trong chăn nuôi
Nguyên tắc 1
Hai kháng sinh phối hợp nên cùng loại tác dụng, hoặc cùng có tác dụng hãm khuẩn hoặc cùng có tác dụng diệt khuẩn.
Nguyên tắc 2
Hai kháng sinh phối hợp không thuộc cùng một cơ chế tác dụng hoặc không gây độc trên cùng một cơ quan.
Nguyên tắc 3
Hai kháng sinh phối hợp không kích thích sự đề kháng.
- Sau đây là một số kháng sinh phối hợp có tác dụng hiệp lực và đối kháng người chăn nuôi sử dụng tham khảo
Một số phối hợp thuốc có tác dụng hiệp lực
ß-lactamin + aminoglycoside
Glycopeptid + aminoglycoside
Sulfamide + trimethoprim
ß-lactamin + fluoroquinolon
Rifampicin + vancomycin
Một số phối hợp thuốc có tác dụng đối kháng cần tránh
Aminoglycoside + chloramphenicol
Aminoglycoside + tetracyclin
Quinolon + chlormphenicol
Penicillin G / ampicillin + tetracyclin
Penicillin G / ampicillin + macrolide
Hồ Thành
- Heo con trong thời đang bú, chuẩn bi cai sữa thì bị viêm hô hấp, có nên cai sữa hay không?
(đinh công tứ , 24/10/2012) - Khắc phục cây cao su sau bão? (admin, 22/03/2010)
- Cách phòng trừ sâu ăn lá keo tai tượng? (admin, 22/03/2010)
- Cách phòng và trị bệnh mối hại cây keo tai tượng khi còn nhỏ? (admin, 22/03/2010)
- Dịch cúm H5N1 và bênh tai xanh, lỡ mồm long móng ? (admin, 22/03/2010)
- Kỹ thuật nuôi gà Lương Phượng (admin, 22/03/2010)
- Cách phối hợp thuốc kháng sinh để điều trị bệnh về đường hô hấp trên gia súc gia cầm (admin, 22/03/2010)
- Đặc điểm sinh học của cây keo lai (admin, 22/03/2010)
- Truyền hình số trực tiếp từ vệ tinh (admin, 22/03/2010)
- Nấc cụt (Hiccup) (admin, 25/02/2010)