Ổi chữa đái tháo đường

  • Đinh Văn Chung
  • 20-08-2013
  • 607 lượt đọc
Kết quả nghiên cứu

Cây ổi có tên khoa học là Psidium guyjava L., thuộc họ sim (Myrtaceae). Nước ta còn có loài ổi nhỏ như ổi kiểng, ổi sẻ…Bộ phận làm thuốc của cây ổi từ quả, cho đến búp non, lá non,…

Các nghiên cứu tại Brazil, Thái Lan…cho thấy, lá ổi trị được bệnh đường ruột, tiêu chảy. Về tác dụng trị bệnh đường ruột, các flavonoid loại quercetin trong lá ổi có hoạt tính trên sự bài tiết acetylcholin trong ruột, kích thích cơ trơn ruột giúp giảm những cơn đau bụng do cơ trơn của ruột co thắt.

Ngoài ra, lá ổi còn tác động vào sự tái hấp thu nước nơi ruột. Các lectin trong lá ổi có thể gắn vào E. coli (vi khuẩn thường gây ra tiêu chảy), ngăn chặn vi khuẩn hấp thu vào vách trong của ruột và do đó ngăn ngừa được sự nhiễm trùng ruột…

Ngoài ra, nước chiết từ lá ổi có tác dụng tốt trên hệ tim mạch, có nghiên cứu ghi nhận dịch chiết từ lá ổi có nhiều hoạt tính trên hệ tim mạch và có hiệu quả dùng để trị các trường hợp tim loạn nhịp.

Lá ổi còn có tác dụng chống ôxy hóa có lợi cho tim, bảo vệ tim và cải thiện các chức năng của tim, hạ đường huyết cho người đái tháo đường. Sau đây là một số tác dụng của ổi:

– Chữa đái tháo đường: Lá ổi khô (30 g), ô mai (15 g), cà chua trái nhỏ (15 g), đơn sâm (30 g). Dùng nước sạch ngâm các thứ nói trên trong 15 phút, sau đó rửa sạch và đun lửa nhỏ lấy 1 lít nước cốt, uống thay trà. Mỗi tháng là 1 liệu trình.

-Chữa viêm họng cấp: Quả ổi phơi khô (100 g), sắc nấu uống thay trà hằng ngày.

– Chữa tiêu chảy: Đọt ổi tươi (30-40 g), sắc uống.

Chữa trẻ em bị tiêu chảy: Quả ổi phơi khô 30 g, sao vàng, sắc uống, chia 3 – 4 lần dùng hết trong ngày.

– Chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Quả tươi (250 g), xắt nhỏ, sắc uống, ngày 3 lần.

– Chữa bệnh trĩ đau, ra máu; bệnh chàm, ngứa ngáy hoặc rôm sảy: Nấu nước với quả ổi tươi (0,5 kg), dùng ngoài để rửa, ngày 2 – 3 lần.

Theo Nongnghiep.vn







CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM