Phụ nữ Quảng Điền nói không với tui ni lông

Việc sử dụng túi ni lông trong đời sống hàng ngày là thói quen tiêu dùng đã “gắn bó” với mọi gia đình. Chính thói quen này là tác hại ghê gớm đến môi trường và mỹ quan đô thị, nông thôn. Là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng huyện nông thôn mới, phụ nữ huyện Quảng Điền đã quyết tâm nói không với túi ni lông.

Trong một chuyến thăm quê tại xã Quảng Phú, chúng tôi bắt gặp hình ảnh  hơn 1.000 chị em phụ nữ từ 18 đến 70 tuổi của Hội liên hiệp phụ nữ xã Quảng Phú đang tiến hành lao động, thu gom xử lý rác thải. Tại đây, các chị lao động rất nhiệt tình sôi nổi với công việc ý nghĩa này. Vừa hăng hái lao động, mệ Trương Thị Chanh – hội viên phụ nữ chi hội Nghĩa Lộ – xã Quảng Phú tâm sự : “Là người dân ở vùng nông thôn, năm nay tui đã hơn 70 tuổi rồi, trãi qua thời gian sinh sống, lao động tại quê nhà, tui chứng kiến sự ô nhiễm môi trường ở địa phương ngày càng nghiêm trọng, nhất là tình trạng túi nilon ngày càng nhiều, vất bữa bãi ở các đường làng, ngõ xóm, gây nên sự nhếch nhác, ô nhiễm làng quê. Hiện nay quê hương được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới, người dân nghèo chúng tôi quyết tâm góp sức để trở thành xã nông thôn mới trong thời gian sớm nhất có thể. Muốn vậy, phụ nữ chúng tôi phải góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Trước hết là thực hiện sạch nhà, sạch ngõ, sạch đường ”.

Theo chị Văn Thị Lời, Chủ tịch Hội LHPN xã Quảng Phú, trước đây tình trạng vất rác thải sinh hoạt ra đường làng ngõ xóm, khu dân cư rất bừa bãi, tạo nên sự nhếch nhác, ô nhiễm môi trường, mất vẽ mỹ quan của quê hương. Kể từ năm 2012, khi thực hiện cuộc phát động phong trào phụ nữ bảo vệ môi trường qua 3 tiêu chí “ sạch đường, sạch ngõ, sạch bếp” đến từng chi tổ hội, ý thức của chị em hội viên trên địa bàn xã đã chuyển biến rất lớn, nhất là cuộc phát động phụ nữ Quảng Phú nói không với tui ni lông. Tình trạng rác thải vứt bữa bãi lung tung đã được hạn chế, mỗi chi hội đảm nhận mỗi “con đường  xanh – sạch – đẹp”. Theo đó mỗi tuần, mỗi chi hội tiến hành vệ sinh môi trường mỗi lần. Chính nhờ vậy đến Quảng Phú hiện nay tất cả các con đường đều được dọn dẹp sạch đẹp khang trang. Nổi bật nhất trong phong trào này là chi hội phụ nữ thôn Bác Vọng Tây. Từ khi tổ phụ nữ thu gom rác Bác Vọng Tây được thành lập, ý thức gom rác, đổ rác đúng nơi qui định của người dần đi vào nề nếp. Cứ 6-8h sáng chủ nhật hàng tuần, nhà nào cũng tranh thủ đưa lượng rác khó phân hủy để đầu ngõ chờ tổ thu gom chuyển đến bãi tập kết của xã.  

Không riêng gì xã Quảng Phú, tại các xã trên địa bàn huyện Quảng Điền, ở đâu trên các tuyến đường thôn, xóm cũng bắt gặp bảng hiệu “Con đường xanh – sạch- đẹp” do tổ hội phụ nữ đảm nhận. Tìm hiểu kỹ chúng tôi mới biết rõ thêm đây là một trong những hoạt động trọng tâm của hội phụ nữ huyện trong việc hưởng ứng tham gia xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện thành công chủ trương này, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã chú trọng việc tuyên truyền về tác hại của túi ni lông đối với môi trường, hoá chất độc hại ở túi nilon, nhất là sản phẩm tái chế từ bơm tiêm, dây truyền máu, bình nhựa truyền dịch … Các hóa chất độc hại từ túi sẽ trực tiếp nhiễm vào cơ thể người, gây nên nhiều loại bệnh nguy hiễm nhất là bệnh ung thư. Từ đó nhiều chị em hội viên đã nhận thức được tác hại của túi ni lông nên đã hạn chế việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt, tiêu dùng.

Qua khảo sát sơ bộ, hiện nay, trên địa bàn huyện Quảng Điền, hàng ngày có trên 50 kg tui nilon được tiêu thụ. Tất cả các tui ni lông nay hoặc là đưa ra bãi tập kết, hoặc là vất bữa bãi trên các trục đường, khu dân cư. Mỗi một túi nilon thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm mới phân hủy được hoàn toàn trong tự nhiên. Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Ý thức điều này, thời gian qua, Hội Phụ nữ huyện Quảng Điền đã phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội Nông dân huyện phát động phong trào “nói không với túi ni lông”. Chiến dịch này được phát động và triển khai thực hiện vào đầu năm 2012 nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân trên địa bàn huyện. Chị Phan Thị Cúc – Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ huyện cho biết: Mô hình Câu lạc bộ Phụ nữ “nói không với túi nilon” trên địa bàn huyện đã thật sự đem lại hiệu quả thiết thực. Vì vây, hội Phụ nữ huyện đã tổ chức nhân rộng mô hình này ra 11 xã, thị trấn trên địa bàn. Hy vọng cùng với sự tuyên truyền của các ban ngành đoàn thể, mô hình “nói không với túi ni lông” sẽ trở thành phong trào trong toàn dân…”. Việc tuyên truyền để người dân bỏ dần thói quen hạn chế sử dụng túi ni lông tiến đến bỏ hẳn là nhiệm vụ hàng ngày và lâu dài không riêng của Hội phụ nữ chúng tôi mà đòi hỏi phải có sự chung tay vào cuộc của các phương tiện truyền thông, của nhà trường và trong từng gia đình. Và việc tuyên truyền nên bắt đầu từ người nội trợ. Cần nhấn mạnh tác hại của túi ni lông với môi trường và sức khoẻ con người. Bỡi lẽ người nội trợ “chủ trì” mọi sinh hoạt của gia đình, trong “quy trình” từ đi chợ, chế biến món ăn, đồng thời cũng là người quan tâm và chăm lo cho sức khỏe các thành viên trong gia đình, nên phải là đối tượng “ưu tiên” trong công tác tuyên truyền. Điều quan trong nhất trong việc hạn chế tui ni lông là phải có chính sách hạn chế sản xuất túi nilon. Khi không còn túi nilon để sử dụng hoặc giá thành túi ni lông quá cao, người tiêu dùng sẽ phải tự xoay xở và tìm ra phương thức hữu dụng nhất cho mình.

 

                                                                                             Công Cường

Người cập nhật: Đinh Văn Chung

Các bài viết khác: