Nếu Quý vị có điều gì cần tư vấn về khoa học công nghệ, xin vui lòng đặt câu hỏi tại đây. Vui lòng bấm vào câu hỏi để xem nội dung trả lời.
Phương pháp điều trị bệnh nấm thân, rụi lá ở cây hoa cúc ?
admin – 30/07/2009


Hỏi: Tại sao hoa cúc đỏ bị bệnh nấm thân, rụi lá đã bơm nhiều loại thuốc nhưng không có hiệu quả. phương pháp để điều trị bệnh này như thế nào? Nên dùng loại thuốc gì? (Đào Hữu Chuẩn, Phú Mỹ 2, Phú Vang, Thừa Thiên Huế)

Đáp: Hoa cúc bị rụi lá là do nấm gây hại, có nhiều loại nấm gây hại trên hoa cúc, một số bệnh thường gặp do nấm như sau:

 Bệnh đốm đen, đốm vòng: Làm cho cây hoa cúc cháy và thối lá dẫn đến rụi bộ lá. Nếu có bệnh lở cổ rễ kết hợp thì làm cho cây chết hoàn toàn.

Biện pháp phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp: Chọn đất trồng thoát nước tốt, làm đất kỹ tơi xốp sạch cỏ dại. Vệ sinh đồng ruộng như thu gom các tàn dư của vụ trước đem chôn hoặc đốt, bón vôi trước khi làm đất. Quá trình chăm sóc phải theo quy trình, chú trọng lên luống cao, tỉa các lá già, cành yếu để tạo sự thông thoáng. Bón đủ lượng phân và cân đối. Tăng cường bón phân hữu cơ để cải tạo đất.

+ Sử dụng thuốc BVTV: Phỉ tuân thủ các nguyên tắc đúng bệnh, đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng kỹ thuật. Phun phòng và trị bằng các laọi thuốc như: Anvil, topsin, maneb, bavistin, zineb… Sử dụng liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì của nhà sản xuất.

– Bệnh rỉ sắt: vết bệnh dạng ổ, nổi màu rỉ sắt hoặc da cam, thường xuất hiện ở cả hai mặt lá. Bệnh làm cháy lá, lá vàng và rụng sớm. Khi có mưa nhiều lá thối và bị rụi dần. Bệnh này có thể dùng Zineb 80WP hoặc Anvil5SC để bơm trừ.

– Bệnh lở cổ rễ: bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây con, bệnh có thể làm cây chết hoàn toàn. Đối với bệnh này khi xới xáo, làm cỏ cần hạn chế làm đứt bộ rễ, tổn thương phần gốc và thân, bởi nấm bệnh thường xâm nhập qua các vết thương của cây. Dùng các loại thuốc như Fundazol, Roval.. để phòng trừ.

Trung tâm khuyến Nông – Lâm – Ngư

tỉnh Thừa Thiên Huế

 

Các bài viết khác: