Nghiên cứu kết hợp Trichoderma và Pseudomonas phòng trừ bệnh thối trắng (S. rolfssi) và thối đen cổ rễ (As. niger) hại lạc

Biện pháp sinh học sử dụng kết hợp nấm Trichoderma và vi khuẩn Pseudomonas phòng trừ bệnh thối trắng (Sclerotium rolfssii) và thối đen cổ rễ (Aspergillus niger) hại lạc có hiệu lực phòng trừ cao để sản xuất lạc bền vững. Đây là giải pháp được nhóm nghiên cứu của ThS. Hoàng Thị Hồng Quế và cộng sự Trường Đại học Nông Lâm Huế nghiên cứu thành công ở điều kiện invivo và ngoài đồng ruộng. Giải pháp kỹ thuật này đã được ứng dụng thành công tại tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam với tỉ lệ phối trộn giữa Trichoderma và Pseudomonas 50:50 cho hiệu quả cao nhất, hiệu lực phòng trừ bệnh trên 50% và năng suất lạc tăng từ 12-25%. Giải pháp kỹ thuật đã được trao giải Nhì tại Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VIII, năm 2016.

Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày thuộc họ đậu (Leguminoseae ), có giá trị kinh tế cao. Hiện nay trên thế giới cây lạc được xếp vào thứ 13 trong các cây thực phẩm của thế giới. Ở Việt Nam, diện tích trồng lạc chiếm 50% diện tích các cây công nghiệp khác. Đồng thời, thâm canh tăng năng suất thì sự phát sinh, phát triển sâu bệnh ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn tới năng suất và phẩm chất, gây thiệt hại về kinh tế.

Nhóm bệnh gây hiện tượng héo rũ trên cây lạc là một trọng những loại bệnh nghiêm trọng, khó phòng trừ nhất. Nguyên nhân gây bệnh héo rũ lạc có nhiều như: vi khuẩn, nấm, tuyến trùng. Bệnh thối trắng Sclerotium rolfsii  gây tỉ lệ bệnh là 5-25%, có thể lên tới 60%, còn bệnh thối đen cổ rễ Aspergillus niger gây tổn thất có thể lên đến 50% năng suất trên đồng ruộng.

 Tuy nhiên những biện pháp phòng trừ bệnh hại hiện nay chủ yếu dựa vào biện pháp hoá học nhưng vẫn không đem lại hiệu quả và ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy việc tìm ra một biện pháp phòng trừ mới thân thiện với môi trường là rất cần thiết. Một trong các hướng đó là dùng biện pháp sinh học, sử dụng các vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ sinh học trực tiếp hay gián tiếp tiêu diệt sâu, bệnh hại.

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi kết hợp nấm TrichodermaPseudomonas thì cho hiệu quả phòng trừ cao hơn so với sử dụng đơn lẻ. Tuy nhiên ở Việt nam các nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu ứng dụng các tác nhân phòng trừ sinh học TrichodermaPseudomonas đơn lẻ mà chưa có sự phối kết hợp giữa 2 tác nhân phòng trừ sinh học này. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc hóa học phòng trừ các bệnh này hầu như không đem lại hiệu quả.

Đề tài đã sử dụng kết hợp giữa chủng nấm đối kháng Trichoderma asperellum SH16 và chủng vi khuẩn đối kháng Pseudomonas putida 214 để cho ra sản phẩm sinh học TP (TrichodermaPseudomonas).

Trichoderma spp. có hiệu quả phòng trừ nấm bệnh hại cây trồng có nguồn gốc từ đất, trong đó có cây lạc. Cơ chế liên quan đến phòng trừ nấm bệnh của Trichoderma bao gồm cạnh tranh không gian sống và dinh dưỡng và sản xuất các loại kháng sinh và các enzyme như chitinase, β-1,3-glucanase. Những enzyme này phân hủy vách tế bào của nấm bệnh. Các loài Pseudomonas spp. là những cộng sinh (colonizers) tốt ở rễ cây trồng và là những tác nhân phòng trừ sinh học. Pseudomonas sản xuất kháng sinh và chất hoạt dịch. Vi khuẩn Pseudomonas chủ yếu sống lâu dài trong rễ và thân ngầm của cây trồng. Chúng được ghi nhận là có khả năng kiểm soát các bệnh do nấm, vi khuẩn, virút có nguồn gốc từ đất, hạt giống và không khí. Chúng còn được biết đến như những vi khuẩn kích thích sinh trưởng của cây trồng bởi vì chúng xúc tiến cây trồng sinh ra các chất kích thích sinh trưởng như auxin, xytokinyl, gibberellins, indoleacetic axit.

Việc sử dụng 2 chủng bản địa nấm đối kháng T. asperellum SH16 và P. putida 214 được phân lập và tuyển chọn ở Việt Nam có khả năng đối kháng bệnh thối trắng (S. rolfsii) và thối đen cổ rễ (A. niger) hại lạc là điểm mới và sáng tạo của đề tài.

Quy trình sản xuất chế phẩm TP  từ T. asperellum SH16 và P. Putida 214:

 

Cách phối trộn và sử dụng chế phẩm TP: Chế phẩn TP được phối trộn chế phẩm TrichodermaPseudomonas theo tỉ lệ 1:1. Sau đó bảo quản ở nới thoáng mát và sử dụng. Chế phẩm TP đảm bảo mật độ bào tử/tế bào trong chế phẩm đạt 108 CFU/g chế phẩm. Sử dụng để xử lý hạt giống với liều lượng 100g chế phẩm TP cho 1 kg hạt giống trộn đều 30 phút trước khi gieo. Khi lạc bắt đầu phân cành tưới chế phẩm 2kg/ha. Đối với lạc có che phủ ny lông xử lý 1 lần 0,5 kg trộn toàn bộ hạt giống 30 phút trước khi gieo cho 1 sào 500m2.  Chế phẩn TP sử dụng trong vòng 24 tháng trong điều kiện thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp sau khi phối trộn.

 

Chế phẩm TP được nhóm nghiên cứu chuyển giao và áp dụng thành công trên cây lạc tại Quảng Nam

Kết quả của đề tài là chế phẩm TP với những ưu việt là giá thành rẽ, chỉ khoảng 35.000đồng/sào, dễ sử dụng, hiệu quả cao, thân thiên với môi trường và đặc biệt là không độc hại đối với sức khỏe con người. Đây là giải pháp kỹ thuật thay thế cho các hóa chất bảo vệ thực vật để góp phần sản xuất sạch, bền vững cần được phổ biến, chuyển giao rộng rãi đến người sản xuất.

Thành Chung

Người cập nhật: Hồ Thành

Các bài viết khác: