TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121472
Số người đang truy cập:
187


Số 7 – Quý III – 2005

Văn hóa xã hội

Nỗi lo nhiễm độc chì do ngậm chì làm lưới

Đã bao đời nay, nhiều người dân ở các xã vùng ven biển, ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) thản nhiên, vô tư làm công việc độc hại, nguy hiểm: ngậm chì trong miệng để kết vào lưới đánh cá.

Công việc hàng ngày, lặp đi lặp lại của họ là: ngậm những miếng chì đã được dát mỏng, có kích thước khoảng 1cm2 trong miệng, đưa lưới lên môi, dùng lưỡi lừa từng miếng chì một ra răng cửa, lưỡi và răng cùng cuộn miếng chì vào mép lưới. Sau đó, một lần nữa, hai hàm răng kẹp thật chặt chì vào lưới. Từng miếng, từng miếng chì một được kết chặt vào lưới. Hết chì trong miệng, những vốc chì khác được đưa vào. Cứ thế, ngày này qua ngày khác, người dân cứ thản nhiên ngậm chì bất chấp mối nguy hại tiềm tàng về lâu về dài cho sức khỏe. Chưa ai thống kê được con số chính xác có bao nhiêu người dân sống trong gần 20 xã vùng ven biển, ven đầm phá làm cái nghề độc hại này. Chỉ riêng xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền) đã có khoảng 2000 người thường xuyên ngậm chì làm lưới. Số người làm nghề này trong toàn vùng có lẽ phải cao gấp nhiều lần.

Tác hại của việc ngậm chì đối với sức khỏe không ai còn nghi ngờ gì nữa. Nhiều người đã bị đau bụng, thường thì đau lâm râm, có khi đau quặn thắt, sức khỏe yếu hẳn, răng lợi đen thẫm, cụt ngủn. Có người còn bị bán tắc ruột, táo bón, thiếu máu…Đa số người dân cũng đã nhận thức được sự độc hại, nguy hiểm đối với sức khỏe từ việc ngậm chì làm lưới. Có người chỉ biết qua nghe người khác nói hoặc qua lời khuyên của bác sỹ. Có người đã phải trả giá, bị bệnh tật do nhiễm độc chì phải nằm viện điều trị, thậm chí phải nhập viện nhiều lần, trong nhiều năm với cùng một chứng bệnh như viêm dạ dày, chướng bụng, đầy hơi, loét sâu, biến dạng hành tá tràng…Nhiều người trong số họ biết có sự nguy hiểm nhưng vẫn phải hành nghề ngậm chì vì miếng cơm, manh áo. Cũng có người làm nghề ngậm chì kết lưới có thâm niên đến 40 – 50 năm mà vẫn không hề hấn gì. Ví dụ, trường hợp ông Bùi Chúc và ông Trần Chữ cùng ở tuổi 83, bà Ngô Thị Gạc 74 tuổỉ ở thôn Tân Vinh, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế có “tay nghề” ngậm chì trên dưới 50 năm. Thực tế đó đã làm cho nhiều người nảy sinh tư tưởng chủ quan, coi thường mối nguy hiểm đang treo lơ lửng trên đầu.

Các bác sỹ khoa nội, bệnh viện Trung ương Huế, những người thường xuyên phải tiếp nhận, chăm sóc, chữa trị những bệnh nhân bị ngộ độc chì khá nặng do ngậm chì làm lưới trong thời gian dài đến từ các làng ven đầm phá đã thực hiện báo cáo khoa học với đề tài “Ngộ độc chì – một nguyên nhân của đau bụng và bán tắc ruột ở người lớn”.

Đã có công nghệ kẹp chì vào lưới quy mô công nghiệp. Nhưng lưới được kẹp chì bằng công nghệ này chỉ sau khoảng một tháng sử dụng chì đã bị lỏng, bị rớt nên lưới kẹp chì bằng miệng vẫn được ưa chuộng hơn. Có cầu ắt phải có cung. Thế là người dân cứ phải ngậm chì.

Đã đến lúc, các nhà khoa học phải vào cuộc, tiến hành nghiên cứu, khảo sát về thực trạng của căn bệnh nhiễm độc chì do ngậm chì làm lưói. Điều quan trọng hơn thế là trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát phải đề xuất được những giải pháp khả thi nhằm khắc phục tình trạng nhiễm độc chì do ngậm chì làm lưới. Trong đó, có giải pháp nâng cao chất lượng kẹp chì vào lưới ở quy mô công nghiệp, đảm bảo chì được kẹp vào lưới bằng phương pháp công nghiệp tương đương hoặc chắc hơn phương pháp thủ công với giá rẻ. Có như vậy mới có thể thay thế phương pháp kẹp chì bằng miệng cực kỳ nguy hiểm.

PV (Theo các báo trong nước)

 Các bài viết khác:
 

Chuẩn bị Festival Huế 2006

 

Hội nghị lần thứ VI về hợp tác phi tập trung giữa các địa phương Việt – Pháp tại thành phố Huế

 

Festival nghề truyền thống Huế 2005

 

Huế sẽ có khu đô thị mới: An Vân Dương

 

Nỗi lo nhiễm độc chì do ngậm chì làm lưới

Chọn số:

Chọn chuyên mục: