TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121472
Số người đang truy cập:
187


Số 7 – Quý III – 2005

Hỏi đáp

Truyền hình kỹ thuật số và vệ tinh, nên chọn loại nào?

Hỏi: Tôi muốn chuyển đổi truyền hình thông thường sang sử dụng truyền hình kỹ thuật số, nhưng đang phân vân, không biết nên chọn truyền hình kỹ thuật số mặt đất hay vệ tinh?

Trả lời:Nhờ thành tựu khoa học công nghệ, lĩnh vực truyền hình có bước phát triển mạnh mẽ. Vài năm trở lại đây, xu hướng chuyển đổi truyền hình thông thường (analog) sang sử dụng truyền hình kỹ thuật số (THKTS), nhất là ở nhiều thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương…đang diễn ra rất nhanh. Để giúp người tiêu dùng lựa chọn cho mình loại truyền hình phù hợp với khả năng tài chính và mục đích sử dụng, chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về THKTS mặt đất và vệ tinh.

Truyền hình KTS nói một cách đơn giản và dễ hiểu là truyền hình có sử dụng công nghệ số với những tính năng mới, khắc phục được những nhược điểm của truyền hình sử dụng công nghệ analog truyền thống về âm thanh và hình ảnh, THKTS có 2 loại: THKTS mặt đất và truyền hình KTS qua vệ tinh (DTH). THKTS mặt đất là phương thức THKTS sóng từ đài chủ được phát theo chiều ngang đến ti vi đặt ở các hộ gia đình. Khác với THKTS mặt đất, truyền hình DTH là phương thức THKTS mà sóng từ đài phát đến máy thu phải qua vệ tinh.

Truyền hình KTS đem lại cho người tiêu dùng số lượng kênh lớn, nội dung chương trình phong phú, chất lượng hình ảnh và âm thanh cao. Tuy nhiên, hiện nay mỗi loại có một thế mạnh riêng, có sự khác biệt về phương diện kỹ thuật, chi phí và nội dung chương trình.

Về kỹ thuật

Với chiếc tivi thông thường (analog) muốn thu các chương trình THKTS mặt đất phải có thêm các thiết bị, gồm: đầu giải mã, ăngten trời (nếu tivi nhà bạn chưa có), cáp tín hiệu với các thao tác lắp đặt khá đơn giản. Còn đối đối với truyền hình DTH, ngoài tivi thông thường cần có các thiết bị: ăngten chảo (đường kính nhỏ, khoảng 60 cm), đầu thu giải mã, thẻ thông minh, thiết bị đổi tần số và khuyếch đại tín hiệu và thiết bị đấu nối (giắc, cáp).

Về chi phí

Với THKTS mặt đất, chi phí cho một đầu thu KTS khoảng 2,2 triệu đồng (thời giá của công ty VTC) và mất khoảng 200.000 đồng cho một ăngten trời (nếu tivi nhà bạn chưa có). Người sử dụng không phải trả tiền thuê bao hàng tháng.

Với truyền hình DTH, ngoài chi phí cho toàn bộ hệ thống thiết bị với giá thống nhất là 1.980.000 đồng, tiền công lắp đặt khoảng 200.000 đồng, người sử dụng còn phải trả tiền thuê bao hàng tháng 65.000 đồng. Ngay từ khi lắp đặt, người sử dụng phải trả tiền thuê bao cả năm là 780.000 đồng. Tổng cộng gần đến 3 triệu đồng, khoản tiền không nhỏ đối với đa số gia đình.

Về số lương kênh và chất lượng nội dung, hình ảnh, âm thanh

Công nghệ KTS cho phép thu được nhiều chương trình trên một kênh sóng, loại bỏ được nhiễu do ảnh hưởng của máy vi tính, đèn neon, mô tơ điện, sấm sét…

Truyền hình KTS mặt đất do sóng truyền ngang nên hình ảnh có thể không được đẹp, chất lượng hình ảnh bị ảnh hưởng bởi vật cản hoặc vị trí nhà quá thấp, nằm lọt giữa các nhà cao tầng, núi cao…

So với THKTS mặt đất thì truyền hình DTH có ưu điểm nhất định như diện phủ sóng rộng khắp cả nước. Từ vệ tinh ở trên cao (khoảng 36.000m) có thể đưa tín hiệu đến trực tiếp từng tivi đặt trong nhà nên chất lượng phát sóng cao. Chương trình DTH lại có phụ đề hoặc thuyết minh tiếng Việt và có bản quyền nên đảm bảo phát sóng đầy đủ, chứ không thay đổi chương trình như THKTS mặt đất. Tuy nhiên, truyền hình DTH cũng gặp hiện tượng chất lượng tín hiệu suy giảm khi gặp mưa bão, nhược điểm này có thể khắc phục hoàn toàn bằng cách tăng đường kính ăngten thu. 

Nguyễn Văn Quế  (Tổng hợp)

 Các bài viết khác:
 

Ăn đậu phụ chứa thạch cao có an toàn không?

Chọn số:

Chọn chuyên mục: