TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121469
Số người đang truy cập:
185


Số 6 – Quý II – 2005

Diễn đàn

Nâng cao nhận thức, tạo cơ chế đẩy mạnh hoạt động của

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật

Tại diễn đàn hội nghị giao ban khu vực miền Trung (từ Quảng Trị đến Bình Thuận) và Tây Nguyên do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) Việt Nam tổ chức tại Bình Định ngày 16/3/2005, có nhiều ý kiến thẳng thắn về nâng cao nhận thức, tạo cơ chế, chính sách để đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp hội.

Nhận thức về Liên hiệp hội còn bất cập

Vấn đề được hội nghị đặc biệt quan tâm và có nhiều ý kiến là nhận thức về vai trò, vị trí của Liên hiệp hội. Mặc dù đã từ lâu, Đảng ta khẳng định: Liên hiệp các Hội KHKT là một tổ chức chính trị – xã hội của trí thức KHCN. Thế nhưng, đến nay nhiều cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cơ quan, ban, ngành các cấp từ trung ương đến địa phương còn nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ và thống nhất về vai trò, vị trí của Liên hiệp hội. Ông Nguyễn Văn Hượt, Chủ tịch Liên hiệp hội Khánh Hoà cho hay, ở tỉnh ông có vị cán bộ quan trọng của tỉnh cho rằng chưa có cơ sở pháp lý để khẳng định Liên hiệp các Hội KHKT là tổ chức chính trị – xã hội. Khi được dẫn ra Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị, Kết luận 145-TB/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị 14/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì ông này vẫn bảo thủ coi Liên hiệp hội chẳng khác nào các hội chuyên ngành, cũng đều là tổ chức xã hội nghề nghiệp cả. PGS TS Nguyễn Ngọc Minh, CT Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế có ý kiến: Ở tầm vĩ mô, Liên hiệp hội KHKT Việt Nam cần tác động mạnh hơn nữa để Đảng và Nhà nước ta thật sự coi Liên hiệp hội là một tổ chức chính trị – xã hội, được đối xử bình đẳng với các tổ chức chính trị – xã hội khác và có quy định để 64 tỉnh thành đều có Liên hiệp hội KHKT. Ông Tịnh, Chủ tịch Liên hiệp hội Phú Yên phát biểu: Liên hiệp hội tỉnh này chưa thực sự được coi trọng, nhưng nếu bỏ đi thì thiếu, để thì cũng không được quan tâm đến nơi đến chốn. Các ý kiến khác cũng phản ảnh lên tình trạng nhận thức tương tự như vậy về Liên hiệp hội. Đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động của đa số Liên hiệp hội địa phương còn hạn chế. Đặc biệt, cho đến nay vẫn còn 27 tỉnh, thành phố chưa có tổ chức Liên hiệp hội. Kết luận hội nghị, GS TSKH Nguyễn Hữu Tăng, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội KHKT Việt Nam coi đây là vấn đề lớn nhất của Liên hiệp hội. Theo GS: Nhận thức quyết định hành động. Nhận thức của một số cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước từ trung ương đến địa phương về Liên hiệp hội còn rất khác nhau. Từ đó, hành động cũng khác nhau. Để đi đến sự thống nhất còn phải mất thời gian, phải tranh luận. Nhưng phải quán triệt quan điểm của Đảng: Liên hiệp hội là một tổ chức chính trị – xã hội, tồn tại một cách khách quan theo yêu cầu công tác vận động trí thức. Nhất định Liên hiệp hội phải được Đảng tăng cường lãnh đạo, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ trực tiếp và thông qua đường lối, cơ chế, chính sách.

Cơ chế hoạt động tuỳ…uy tín

Vấn đề không kém phần quan trọng cũng được các đại biểu dành nhiều thời gian thảo luận là cơ chế, chính sách về tổ chức và hoạt động của Liên hiệp hội. Từ nhận thức chưa đúng hoặc chưa đầy đủ về vai trò của Liên hiệp hội nên các cấp, các ngành ít quan tâm đến cơ chế, chính sách về tổ chức và hoạt động của Liên hiệp hội. Do vậy, cơ chế, chính sách về Liên hiệp hội còn rất thiếu. Ở trung ương đã thiếu, ở địa phương càng thiếu hơn.

Chỉ một số địa phương có văn bản cụ thể hoá Chỉ thị của Đảng, Nhà nước về Liên hiệp hội thành cơ chế, chính sách cụ thể của địa phương mình. Chẳng hạn, Tỉnh ủy Quảng ngãi có văn bản trong đó quy định cụ thể Liên hiệp hội được phân bổ biên chế, kinh phí, được bố trí trụ sở, đư?c trang cấp phương tiện làm việc. Một số Tỉnh ủy có văn bản về tăng cường lãnh đạo một số hội, thường là hội có vai trò quan trong đối với sự phát triển kinh tế – xã hội như làm vườn, y dược, luật gia…Ở những địa địa phương đó Liên hiệp hội hoạt động có hiệu quả. Nhưng số địa phương làm được như vậy còn rất ít. Do chưa có hoặc có mà còn thiếu cơ chế, chính sách về Liên hiệp nên lãnh đạo các Liên hiệp hội địa phương phải sử dụng uy tín, mối quan hệ cá nhân gõ cửa các cơ quan chức năng để xin được hỗ trợ nhân sự, kinh phí, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc cho Liên hiệp hội. Và thế là cơ chế xin cho đã trở nên thịnh hành. Đ/c Nguyễn Du, Chủ tịch Liên hiệp hội Bình Định, nguyên là Phó Chủ tịch tỉnh nói: Liên hiệp hội Bình Định làm được một số việc là nhờ thuyết phục, tranh thủ tình cảm, chứ địa phương chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng về tổ chức và hoạt động của Liên hiệp hội.

GS TSKH Nguyễn Hữu Tăng kết luận: Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp hội một cách bền vững, nhất định phải dựa vào cơ chế, chính sách thống nhất từ trung ương đến địa phương. Đây là vấn đề cần phải đấu tranh giữa các quan điểm, nhận thức khác nhau. GS cho biết, khoảng cuối năm nay, sẽ có văn bản của Chính phủ thể chế hoá Kết luận số 145-TB/TW của Ban bí thư.

Đã đến lúc cần khẳng định dứt khoát và thống nhất quan điểm của Đảng về Liên hiệp hội, một tổ chức chính trị – xã hội của trí thức KHCN. Các quan điểm của Đảng cần được thể chế hoá thành văn bản của Nhà nước, của địa phương mới có thể đẩy mạnh và phát huy hiệu quả hoạt động của Liên hiệp hội KHKT.

 Các bài viết khác:
 

Những suy ngẫm sau một chuyến đi

Chọn số:

Chọn chuyên mục: