TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121471
Số người đang truy cập:
185


Số 6 – Quý II – 2005

Kết quả nghiên cứu triển khai

Tóm tắt một số công trình đoạt Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Thừa Thiên Huế năm 2004: Những công trình đạt giải nhất

Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2004 đã trao cho 21 công trình khoa học. Gồm: 3 giải Nhất, 7 giải Nhì, 7 giải Ba và 4 giải Khuyến khích. Trong bản tin số 5, chúng tôi đã trích giới thiệu một số công trình. Trong số này, chúng tôi tiếp tục giới thiệu cùng bạn đọc nội dung tóm tắt một số công trình được trao giải.

Công trình: Nghiên cứu chế tạo máy phát siêu âm trên cơ sở gốm áp điện cứng PZT-Mn

Tác giả: Trương Văn Chương và các đồng tác giả, khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Huế

Bằng công nghệ gốm, các tác giả đã nghiên cứu chế tạo thành công nhóm gốm áp điện cứng PZT phụ tạp Mn, thích hợp để chế tạo các biến tử phát siêu âm kiểu Langevin hình xuyến công suất đạt mật độ bức xạ lớn. Các thông số vật lý của biến tử chế tạo được tương đương với các biến tử cùng loại do nước ngoài sản xuất.

Ứng dụng kết quả nghiên cứu trên, các tác giả đã lắp thành công máy rửa siêu âm dùng 2 biến tử hình xuyến tần số 33,2kHz, công suất cỡ 100W và chế tạo một máy phun khí dung siêu âm tần số 2,4MHz. Mạch điện tử được lắp ráp với giá rẻ, phù hợp với hệ biến tử để khai thác với hiệu suất cao nhất.

Cả hai loại máy trên đã được dùng để rửa mạch điện tử, dụng cụ thí nghiệm tại Công ty điện tử Huế (nay là Công ty cổ phần Huetronics) và dùng cho bệnh nhân viêm xoang mũi tại Bệnh viện Trung ương Huế. 

 

 

Công trình: Ứng dụng kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thế trong điều trị bệnh lý sỏi tiết niệu tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế

Tác giả: Lê Đình Khánh và các đồng tác giả, Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y khoa Huế.

Công trình được thực hiện từ năm 2001, tại bệnh viện trường Đại học Y khoa Huế (bệnh viện).

Các tác giả đã cải tiến bộ phận phát xung của máy tán sỏi hiệu MZ-ESWL.VI (Trung Quốc) bằng cách phục hồi một kim điện cực trong bình điện dung (nguồn phát sóng điện từ) để tăng số lần tán, giảm chi phí tiêu hao bình điện dung từ 14USD xuống còn 3,5USD cho mỗi lần tán sỏi. Nhờ đó đã làm giảm đáng kể chi phí chữa bệnh cho bệnh nhân. Ngoài ra, các tác giả còn mạnh dạn mở rộng chỉ định đối với sỏi có kích thước lớn hơn 3cm và đã tán sỏi lớn cho 83 bệnh nhân, thay thế cho phẫu thuật mà không gây tai biến.

Ứng dụng kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể ở bệnh viện trường Đại học Y khoa Huế đã mang lại hiệu quả, lợi ích nhiều mặt cho bệnh nhân và xã hội. Kể từ ngày triển khai kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể đến nay, bệnh viện đã giúp cho 950 bệnh nhân, hầu hết là những người lao động ở nông thôn thoát khỏi cuộc phẫu thuật đau đớn. Mỗi lần tán sỏi chỉ mất 45 phút nên đã rút ngắn được thời gian nằm viện, bệnh nhân có thể trở lại làm việc ngay sau khi tán sỏi. Theo thống kê của bệnh viện, có đến 65% số bệnh nhân chỉ phải tán đến lần thứ 2 đã hết sỏi.`

 Các bài viết khác:
 

Tóm tắt một số công trình đoạt Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Thừa Thiên Huế năm 2004 : Những công trình đoạt giải nhì

Chọn số:

Chọn chuyên mục: