TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121468
Số người đang truy cập:
185


Số 6 – Quý II – 2005

Văn hóa xã hội

Hội vật làng Sình – Nét đẹp văn hoá làng quê

“Dù ai đi đó đi đây

Ngày mười hội vật cũng quay về Sình”

 

Câu ca dao trên không chỉ thân quen đối với những người con của vùng đất giàu truyền thống văn hóa và đầy tinh thần thượng võ – Làng Văn hoá Lại Ân (Phú Mậu, Phú Vang) mà còn là niềm tự hào của biết bao người say mê các hoạt động văn hóa dân gian.

Mỗi dịp xuân về, vùng quê lân cận thành phố Huế lại náo nức chuẩn bị cho lễ hội vật truyền thống của làng. Tuy gọi là hội vật làng Sình nhưng tinh thần của lễ hội không chỉ giới hạn trong phạm vi của làng mà còn lan truyền đến các vùng lân cận. Mặc dù ngày 10 tháng Giêng mới là ngày chính thức diễn ra hội vật nhưng những ngày trước đó, những người con của làng đã chuẩn bị chu đáo cho ngày lễ chính thức.

Đến ngày chính thức của lễ hội, khách từ khắp nơi đổ về thật đông đúc. Trên bến dưới thuyền, làng nhỏ vốn yên bình nay bỗng rộn rã hẳn lên và nhờ vậy không khí lễ hội càng thêm phần hấp dẫn. Những năm gần đây, Nhà nước ta rất quan tâm đến những hoạt động văn hóa truyền thống. Hội vật làng Sình năm nay được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều ban ngành như: Sở Văn hóa thông tin, Sở Thể dục thể thao, Sở Du lịch…càng khẳng định những giá trị tốt đẹp của lễ hội trong đời sống xã hội.

Có chứng kiến mới thấy hết được tinh thần thượng võ của hội vật làng Sình. Thanh niên trai tráng trong làng, ngày hôm qua còn là một anh lực điền, hôm nay là một võ sĩ trên võ đài với những cơ bắp cuồn cuồn và những thế ra đòn khéo léo được cổ vũ bởi tiếng trống thúc giục rộn ràng. Tinh thần thượng võ còn thể hiện ở tính ngẫu hứng, đô vật có thể là một khán giả đến xem nhưng bị cuốn hút bởi không khí hấp dẫn của trận đấu liền đăng ký tham gia để cống hiến cho người xem những thế đánh đẹp mắt. Luật thi đấu đã được đổi mới. Trước đây, người thắng cuộc là tay thượng võ đài chiến thắng mọi đối thủ đến phút cuối, khi không còn ai lên so tài mới trở thành nhà vô địch. Ngày nay, các đô vật thi đấu thành nhiều cặp, lần lượt qua các vòng sơ kết, bán kết, chung kết. Người chiến thắng ở vòng chung kết là nhà vô địch. Từ bao đời nay, hội vật làng Sình luôn đề cao tinh thần thượng võ, ngoài chức vô địch, còn trao giải thưởng phong cách. Điều này đã làm cho các đô vật khi bước lên sàn đấu luôn tự hứa với mình là phải thi đấu hết mình với tinh thần cao thượng.

Chính vì vậy, hội vật không chỉ nhằm thúc đẩy phong trào tự rèn luyện thể lực và nhân cách sống của thanh thiếu niên, mà còn là dịp tốt để người dân địa phương và du khách được tắm mình trong cội nguồn lễ hội dân gian giàu tính văn hóa dân tộc.

Cẩm Lai

 Các bài viết khác:
 

Vì sao đàn bà sống lâu hơn đàn ông?

 

Một số Chỉ tiêu chủ yếu về việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế

 

Yêu ghét ở đời

 

Giọt trước… giọt sau

Chọn số:

Chọn chuyên mục: