TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121480
Số người đang truy cập:
194


Tin Khoa học Công nghệ

Dự án GISHue: Đã gần về đích03/08/2009

“Khi dự án hoàn thành, thành phố Huế sẽ có thể quản lý tất cả mọi chuyện từ từng ngôi nhà, từng vòi nước, từng trụ điện; có thể cấp sổ đỏ hoặc chia tách thửa,…mà không cần ra thực địa”, Tiến sĩ Đỗ Nam – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế – đơn vị chủ đầu tư dự án GISHue – nói.

Theo TS Đỗ Nam, sự khác biệt của GISHue so với các dự án khác là: GISHue một mặt thúc đẩy các dự án ứng dụng, một mặt tiết kiệm hiệu quả hơn cho các dự án ứng dụng. Các tỉnh khác không có dự án như mình thì họ vẫn làm ứng dụng nhưng sau khi làm xong rồi, các kết quả đó không tích hợp được với nhau, không trao đổi được với nhau vì mỗi người sử dụng một nền, một chuẩn khác nhau nên đây là một sự lãng phí vô cùng lớn.
     Trước khi có dự án GISHue đã có nhiều dự án ứng dụng GIS nhưng các ứng dụng đó muốn đưa vào hệ thống chung phải chuẩn hóa lại theo chuẩn của GISHue. “Bây giờ người ta có công nghệ mới bay chụp địa hình bằng thiết bị số. Kết quả bay chụp ấy được chuyển thành cơ sở dữ liệu GISHue ngay. Từ các dữ liệu này có thể kết xuất thành các sản phẩm khác nhau, trong đó có thể in ra thành các bản đồ giấy. Quy trình này không những tiết kiệm được công sức, tiền bạc (vì không phải làm bản đồ giấy, rồi số hóa trở lại) mà còn tạo điều kiện phát huy sức mạnh của các sản phẩm số thông qua công nghệ GIS (cập nhật, nâng cấp, xử lý…). Nền địa hình số, do đó, rất chính xác và không bị sai số.
     Sử dụng bộ chuẩn và nền địa hình số chính là sự khác biệt lớn nhất của dự án GISHue so với các dự án khác. “Dự án IMOLA quản lý tổng hợp các hoạt động trên đầm phá đã sử dụng nền và tuân thủ chuẩn của mình và họ đã chuyển giao kết quả đó của họ cho mình để mình tích hợp trên hệ thống. Dự án hành lang xanh cũng làm các bản đồ, ứng dụng GIS cho quản lý đa dạng sinh học khu vực hành lang xanh của tỉnh từ biển Đông cho đến bờ sông Mêkông, cũng dùng chuẩn và nền của GISHue. Trước dự án này đã dùng nền khác không phải nền chuẩn nên mình đã khuyến cáo và cung cấp cho họ nền chuẩn của mình vì nếu không có bộ chuẩn thì không thể chia sẻ thông tin được”, TS Đỗ Nam đưa ra ví dụ.
     Nói một cách dễ hiểu hơn: có thể làm ứng dụng mà không cần GISHue, nhưng nếu không dùng GISHue thì các ứng dụng đấy không tích hợp được, trao đổi được. Ngành nông nghiệp làm ứng dụng thì không ghép được với ngành công nghiệp, và cũng không ghép được với một bản đồ quy hoạch chung của tỉnh. Do vậy, dự án GISHue không phải là ứng dụng mà vai trò của nó là xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho hệ thống tin địa lý của tỉnh và nhờ dự án này, các ứng dụng sẽ được phát triển mạnh hơn nhưng quan trọng hơn là tiết kiệm, bởi nó tích hợp được với nhau và người sau sẽ sử dụng kết quả của người trước, ngành này có thể trao đổi với ngành kia, địa phương có thể trao đổi với trung ương, trong nước có thể trao đổi với nước ngoài vì sử dụng cùng bộ chuẩn. Trên thực tế đã có rất nhiều dự án đã sử dụng kết quả của GISHue mà không cần chờ đến khi kết thúc dự án. Chẳng hạn như từ việc ứng dụng các sản phẩm của dự án GISHue, năm 2006, Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh (HueCIT) đã xây dựng phần mềm tìm đường phục vụ du khách (TourMap). Năm 2007, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và gần đây, trong năm 2008, Sở tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành quy hoạch thăm dò và khai thác khoáng sản. Dự án Quản lý các hoạt động đầm phá (IMOLA) đã xây dựng các bản đồ GIS về môi trường trong nuôi trồng thủy sản, Dự án Hành lang xanh đã xây dựng các bản đồ về đa dạng sinh học rừng một số thôn, xã thuộc các huyện Nam Đông, A Lưới và Hương Thủy.   
     Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khác như Công ty Cấp thoát nước, Điện lực, Viễn thông,…cũng có khả năng ứng dụng các sản phẩm của GISHue trong quản lý các hệ thống ngầm, quản lý khách hàng,…Gần 300 chuyên viên GIS đã được đào tạo có thể tham mưu cho lãnh đạo của họ các bài toán ứng dụng GIS cho cơ quan, đơn vị mình thông qua các dự án ứng dụng ở các quy mô khác nhau, sử dụng các nguồn vốn khác nhau.
     Sau rất nhiều khó khăn, đến thời điểm này dự án đã đi được gần hết chặng đường. Một số sản phẩm của dự án đã được đơn vị tổng thầu bàn giao cho chủ dự án để đưa vào sử dụng đó là bộ chuẩn GISHue, các cơ sở dữ liệu nền tỷ lệ 1/25.000 của tỉnh, 1/2.000 của thành phố Huế, 1/500 của 2 phường của thành phố Huế, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch,…“Khi làm xong cơ sở dữ liệu nền tỷ lệ 1/500 cho 2 phường của thành phố Huế và một số ứng dụng đi kèm, UBND tp Huế nhận thấy đây là một công cụ hết sức hữu hiệu cho quản lý đô thị nên đã chủ động đề xuất đầu tư thêm 15 tỷ đồng nữa để mở rộng cho toàn bộ 25 phường, xã còn lại (nâng tổng cộng kinh phí của dự án lên 37 tỷ đồng). Như vậy là cả 27 phường, xã của thành phố sẽ được làm bản đồ 1/500, và một khi dự án hoàn thành, thành phố Huế sẽ có thể quản lý tất cả mọi chuyện từ từng ngôi nhà, từng vòi nước, từng trụ điện; có thể cấp sổ đỏ hoặc chia tách thửa,…mà không cần ra thực địa. Và lãng mạn hơn, thành phố Huế có quyền nghĩ đến việc xây dựng và triển khai dự án Chính phủ điện tử dựa trên công nghệ GIS của thành phố Huế”, TS Đỗ Nam nói.
Đỗ Ngọc
* Dự án GISHue tên đầy đủ là Dự án xây dựng hệ thống thông tin địa lý (Geography Information System – GIS) tỉnh Thừa Thiên Huế, tức là xây dựng một hệ thống thông tin và các công cụ cho phép người dùng lưu trữ, hỏi đáp, phân tích thông tin và hiển thị kết quả trên máy tính hoặc in ra thành các bản đồ. Mục tiêu tổng quát của dự án GISHue là ứng dụng công nghệ GIS một cách hiệu quả ở các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp của địa phương, góp phần đạt được mục tiêu của chương trình cải cách hành chính và chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2006-2010 của tỉnh. Ngoài ba yếu tố không thể thiếu của công nghệ GIS là phần cứng, phần mềm và con người, GISHue còn xây dựng bộ chuẩn GISHue, quy chế quản lý hệ thống và các cơ sở dữ liệu địa lý số, mà không phải chỉ là các bản đồ số hoá.
Dự án là mô hình thí điểm về xây dựng và ứng dụng GIS ở quy mô toàn tỉnh, bao gồm tất cả các công đoạn, từ xây dựng các cơ sở dữ liệu nền đến triển khai các ứng dụng.
 

 Các tin khác:
 

Chế tạo thành công gel GLC10/07/2009

 

Thiết bị siêu âm “made in Việt Nam”05/04/2009

 

Ngăn ngừa bệnh tim mạch và ung thư bằng thực phẩm03/03/2009

 

Giống lúa vượt lũ15/01/2009

 

Thành công trong nhân giống hoa cúc ở Phú Mậu12/12/2008

 

Tăng cường phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường11/10/2008

 

Lần đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế…10/09/2008

 

Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với nâng cao đời sống09/09/2008

 

Trồng thử nghiệm cây VANILLA22/08/2008