TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121470
Số người đang truy cập:
187


Số 5 – Quý I – 2005

Khoa học kỹ thuật và cuộc sống

Công trình góp phần bảo tồn di sản văn hóa Hán Nôm

Trước sự phát triển vượt bậc của đời sống xã hội hiện đại, nền văn hoá của dân tộc ta với những “vốn cũ” đang đứng trước nguy cơ mất dần các giá trị, trong đó có văn hoá Hán Nôm. Mỗi người một cách làm, nhưng nhìn chung họ đều muốn lưu giữ các giá trị đó như níu giữ hồn của dân tộc qua những việc làm của mình. Đứng trước sự phát triển như vũ bão của thời đại công nghệ thông tin, họ đã nhạy cảm khi quyết định đưa những tiến bộ của công nghệ thông tin vào việc góp phần bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá dân tộc với mong muốn giúp con người “hiện đại” tiếp cận với “vốn cũ” một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Đó cũng chính là tâm huyết của anh Phan Anh Dũng, một người bị câm điếc bẩm sinh, đã vượt lên số phận, với tất cả niềm say mê của mình, đã thực hiện đề tài “Xây dựng bộ phần mềm Hán Nôm và ứng dụng vào bảo tồn di sản văn hoá Hán Nôm”. Đề tài đã nhận được sự cộng tác và giúp đỡ của các nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực này như Nhà giáo ưu tú Nguyễn Đình Thảng – cố vấn về chữ Nôm, ông Nguyễn Thế – cung cấp tư liệu, góp phần giúp tác giả hoàn thành công trình.

Khi bước đầu bắt tay vào việc vẽ font để biên khảo và chế bản in một số sách chữ Nôm làm các từ điển tra cứu chữ Hán và chữ Nôm, đặc biệt là nghiên cứu về tuồng chữ Nôm cổ…gặp rất nhiều khó khăn. Bằng quyết tâm và nghị lực, anh đã xây dựng được một phần mềm Hán Nôm độc lập, hoàn chỉnh chạy trực tiếp trên hệ điều hành Windows tiếng Anh, tiếng Hoa hoặc tiếng Việt. Chức năng cơ bản của phần mềm gồm có một hệ thống font chữ Nôm Unicode tương đối đầy đủ, có thâu nhập pháp (bộ gõ) để đánh được chữ Nôm (và chữ Hán) vào văn bản, có khả năng tra cứu nghĩa chữ Hán và chữ Nôm dưới dạng từ điển vi tính và một số chức năng phụ trợ khác như phiên âm, vẽ chữ bổ sung, hiệu chỉnh bộ gõ. Đây là đề tài cấp tỉnh, nhưng lại là công trình đầu tiên trong cả nước đề cập đến lĩnh vực này. Ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đã công bố một công trình tương tự nhưng xét về quy mô và tính hoàn chỉnh thì không bằng phần mềm của anh. Với những tính năng vượt trội, công trình được Hội đồng khoa học tỉnh nghiệm thu, đánh giá loại xuất sắc.

Hiện nay, phần mềm Hán Nôm có khả năng ứng dựng rộng rãi để nghiên cứu, học tập Hán Nôm (phạm vi quốc tế), đã đưa lên mạng miễn phí của tạp chí Echíp và Thế giới vi tính Việt Nam, được các chuyên gia ở viện nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội và Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm (ở Mỹ) sử dụng. Bạn đọc quan tâm về vấn đề này có thể truy cập và tra cứu trực tuyến tại các địa chỉ:

http://www.huesoft.com.hannom/ hoặc http://sager-pc.cs.edu/~huesoft

Công trình tuy không mang lại lợi ích kinh tế tính thành tiền, nhưng thành công của đề tài không dừng lại ở sự đóng góp to lớn trong việc ứng dụng những tiến bộ công nghệ thông tin phục vụ đời sống xã hội, bảo tồn văn hoá Hán Nôm. Đó còn là một câu chuyện đầy cảm động về tấm gương không cam chịu và khuất phục trước số phận.

CL

 Các bài viết khác:
 

“Nhiệt độ màu” và điều chỉnhTivi

 

KAVA – Môi trường tích hợp trên hệ điều hành Linux

Chọn số:

Chọn chuyên mục: