TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121467
Số người đang truy cập:
185


Số 1 – Quý I – 2004

Nông nghiệp – Nông thôn

Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh cho vật nuôi

Nét mới trong chăn nuôi ở Thừa Thiên Huế là xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hoá có quy mô lớn hơn trước như chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, chăn dắt vỗ béo bò thịt, lai tạo giống để sản xuất bò lai Zebu, bò lai Sind, gà giống năng suất cao (Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir), nuôi lợn ngoại có tỷ lệ nạc cao. Phát triển chăn nuôi theo hướng này đòi hỏi phải xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (ATDBĐV). Mặt khác, trong thời kỳ hội nhập AFTA, WTO để xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật qua các nước có quy định về dịch bệnh và thú y nghiêm ngặt, phải có vùng, cơ sở ATDB. Ngay cả việc tiêu thụ nội địa cũng đòi hỏi động vật và sản phẩm động vật phải được lấy từ vùng ATDB. Các vùng hoặc cơ sở này cung cấp nguyên liệu an toàn dịch trên cơ sở được kiểm soát thường xuyên từ chất lượng thức ăn, nước uống, thuốc thú y đến giết mổ.

n Huế là xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hoá có quy lai Zebu, bò lai Sind, gà giống năng suất cao (Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir), nuôi lợn ngoại có tỷ lệ nạc cao. Phát triển chăn nuôi theo hướng nài hỏi phải xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đ thú y nghiêm ngặt, phải có vùng, cơ sở ATDB. Ngay cả việc tiêu thụ nội đng ATDB. Các vùng hoặc cơ sở này cung cấp nguyên liệu an toàn dịch trên cơ sở được kiểm soát thường xuyên từ chất lượng thức ă

Nhận thức được các vấn đề trên, UBND tỉnh đã có nhiều biện pháp thiết thực như ra chỉ thị số 39/CT-UB về việc xây dựng vùng, cơ sở ATDB, thành lập ban chỉ đạo xây dựng vùng, cơ sở ATDB các cấp từ tỉnh đến huyện; phê duyệt dự án về xây dựng cơ sở ATDB đối với địa bàn nuôi bò giống chất lượng cao tỉnh Thừa Thiên Huế 2003 – 2006 cho 2 huyện Hương Trà và A Lưới; tổ chức hội nghị triển khai xây dựng vùng, cơ sở ATDB. Chi cục Thú y đã phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức tập huấn cán bộ thú y, tuyên truyền phổ biến về ATDBDV trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mục tiêu đề ra là, năm 2003, toàn tỉnh có 38 xã, đơn vị đăng ký cơ sở ATDB đối với bệnh dịch tả lợn và 2 vùng ATDB cho bò thịt chất lượng cao (Huyện A Lưới, Hương Trà) với 2 bệnh dịch tả lợn lở mồm, long móng, tiến tới năm 2008, Thừa Thiên Huế cùng với cả nước có vùng an toàn về lở mồm, long móng, dịch tả lợn để được Tổ chức Dịch tể thế giới (OIE) công nhận. Để thực hiện được mục tiêu này, chúng ta gặp phải nhiều khó khăn do tỉnh ta có lực lượng làm công tác thú y mỏng, khí hậu khắc nghiệt, lượng gia súc vận chuyển Bắc Nam đi ngang qua rất lớn, chăn nuôi còn mang tính tự cung tự cấp, việc phát triển thành sản xuất hàng hoá chưa lớn, chưa đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho du lịch và xuất khẩu.

Bên cạnh những khó khăn, chúng ta cũng có thuận lợi rất lớn. Đó là sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là Sở NN&PTNT, sự phối hợp đồng bộ và có hiệu quả của các cấp, các ngành về chủ trương xây dựng vùng và cơ sở ATDB. Công tác tuyên truyền lâu nay đã làm người dân ngày càng hiểu rõ về an toàn dịch bệnh, quy hoạch quản lý và kiểm soát giết mổ gia súc tập trung chính là bảo vệ chăn nuôi phát triển bền vững, cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

Phương án xây dựng vùng và cơ sở ATDB mà tỉnh ta thực hiện là đẩy mạnh các hoạt động trên các tiêu chí sau.

1. Các cấp, ngành cần coi trọng công tác đào tạo, tập huấn và củng cố đội ngũ cán bộ thú y từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là mạng lưới thú y cơ sở. Tuyên truyền phổ biến trực tiếp và qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về ATDB.

Tỉnh ta đã duy trì chế độ trả thù lao lao động cho thú y trưởng ở tuyến xã miền núi 210.000đ/tháng, đồng bằng từ 70.000đ – 150.000đ/tháng. Hàng tháng, trạm thú y các huyện duy trì sinh hoạt và triển khai công tác về cơ sở.

duy trì chế độ trả thù lao lao động cho thú y trưởng ở tuyến xã miền núi 210.000đng tháng, trạm thú y các huyện duy trì sinh hoạt và triển khai công tác về cơ sở.

2. Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật (ĐV, SPĐV) tại các đầu mối giao thông trên tuyến quốc lộ IA, trạm biên phòng Hồng Vân. Đặc biệt chú ý kiểm dịch tận gốc các ĐV, SPĐV xuất nhập tại cơ sở để phát hiện và xử lý sớm các ĐV, SPĐV nghi mắc bệnh, không để lây lan trên diện rộng.

n tuyến quốc lộ IA, trạm biên phòng Hồng Vân. Đn diện rộng.

3. Tổ chức tốt công tác tiêm phòng gia súc trong hai vụ chính và bổ sung trong năm đạt số lượng và chất lượng cao. Tỷ lệ tiêm phòng hàng năm đạt 70 – 80% tổng đàn gia súc. Các trạm thú y huyện, UBND các xã, phường xây dựng cơ sở an toàn đối với bệnh dịch tả lợn. Riêng vaccine lở mồm, long móng gia súc, Chi cục Thú y chỉ định tiêm cho từng vùng trọng tâm, trọng điểm vì có nhiều vùng ở tỉnh ta đã qua 4 năm không có dịch LMLM.

4. Đẩy nhanh việc quy hoạch, xây dựng và quản lý giết mổ gia súc tập trung mới có khả năng kiểm soát được 100% gia súc giết thịt. Công tác này được triển khai khá đồng bộ và hiệu quả trên tất cả 9 huyện, thành phố với 30 lò, điểm giết mổ gia súc tập trung quy gom từ 250 điểm giết mổ phân tán. Đây là thuận lợi cho quá trình xây dựng vùng và cơ sở ATDB.

hiệu quả trên tất cả 9 huyện, thành phố với 30 lò, điểm giết mổ thuận lợi cho quá trình xây dựng vùng và cơ sở ATDB.

5. Tăng cường điều kiện VSTY cho gia súc từ khâu thức ăn, nước uống, chuồng trại đến thuốc thú y. Vấn đề này đòi hỏi có hướng dẫn, quản lý và kiểm tra của cơ quan thú y Nhà nước và sự tham gia của người dân mới đẩy nhanh được chăn nuôi mang tính hàng hoá, an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm.

i hỏi có hướng dẫn, quản lý và kiểm tra của cơ quan thú y Nhà nước và sự tham gia của người dân mới đng hoá, an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm.

6. Chi cục thú y đóng vai trò quan trọng trong huy động nhân lực, vật lực để lấy mẫu gửi xét nghiệm các bệnh nguy hiểm như 2 bệnh xoắn khuẩn và sẩy thai truyền nhiễm trên đàn lợn đực giống Công tác này được triển khai hàng năm và đột xuất khi có gia súc ốm chết.

các bệnh nguy hiểm như 2 bệnh xoắn khuẩn và sẩy thai truyền nhiễm trên đàn lợn đực giống Công tác này được triển khai hàng năm và đột xuất khi có gia súc ốm chết.

7. Xử lý kịp thời, nghiêm túc theo quy định của quyết định 1242/QĐ của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các gia súc mắc bệnh và có chính sách đền bù theo Chỉ thị số 10/CT-UB của UBND tỉnh.

Thực hiện tốt những tiêu chí trên, tỉnh ta sẽ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm có hiệu quả, từng bước khống chế và đi đến thanh toán loại trừ dịch bệnh, bảo đảm cho chăn nuôi có điều kiện phát triển bền vững, góp phần đưa tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp ngày càng cao, đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn tỉnh nhà.

Bác sỹ thú y Nguyễn Văn Hưng – Chủ tịch hội Chăn nuôi Thú y TTH

Chọn số:

Chọn chuyên mục: