TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121474
Số người đang truy cập:
188


Số 4 – Quý IV – 2004

Diễn đàn

Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt thành phân bón và seraphin

Rác thải đã và đang gây ra áp lực lớn cho các đô thị. Đô thị có quy mô càng lớn, mức sống cư dân đô thị càng cao thì áp lực rác thải càng tăng. Những thành phố lớn ở nước ta như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ…đã và đang phải chịu nhiều hậu quả nặng nề về môi trường do rác thải gây ra.

Có nhiều phương pháp để xử lý rác thải như đốt, chôn lấp, tái sử dụng…Mỗi phương pháp có ưu điểm, nhược điểm riêng. Tìm ra phương pháp tối ưu, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương để xử lý rác thải là bài toán hóc búa.

Hiện nay, Thừa Thiên Huế đã cơ bản tìm được lời giải của bài toán này. Việc chọn và đưa vào sử dụng 3 phương pháp để xử lý rác thải là đốt (đối với rác thải y tế ở bệnh viện Trung ương Huế), chôn lấp ở bãi rác Thủy Phương và tái sử dụng rác là cố gắng lớn đáng ghi nhận. Việc tái sử dụng rác thải sinh hoạt để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và các sản phẩm plastic và seraphin mới được áp dụng từ đầu năm 2004 ở nhà máy xử lý rác Thủy Phương đem lại kết quả bước đầu rất có ý nghĩa. Một mặt, nó làm sống lại nhà máy xử lý rác do Cộng hòa Pháp tài trợ. Mặt khác, nó góp phần quan trọng làm giảm áp lực về rác thải cho thành phố Huế trong tiến trình CNH, HĐH nhờ làm giảm một lượng rất lớn rác thải phải chôn lấp, tăng thời gian hoạt động của bãi rác Thủy Phương. Không những thế, nó còn làm ra sản phẩm phục vụ nông nghiệp, thủy lợi…Đây là kết quả của sự “dũng cảm” dám nghĩ, dám làm của người chủ doanh nghiệp nặng tình với quê hương – lãnh đạo Công ty cổ phần Kỹ nghệ ASC. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc quy trình công nghệ đang được sử dụng ở nhà máy này.

Rác thải sinh hoạt của thành phố được thu gom, sau đó thay vì vận chuyển tới bãi chôn lấp thì rác được đưa vào nhà máy. Đầu tiên người ta dùng chế phẩm sinh học ASC do chính Công ty cổ phần Kỹ nghệ ASC sản xuất để khử mùi hôi. Tiếp đến rác được đưa lên băng chuyền để phân loại bằng phương pháp thủ công lần thứ nhất nhằm loại bỏ những rác có kích thước lớn như cành cây, lốp xe…Sau đó rác được đưa vào máy xé bao để xé các túi nilon và được phun chế phẩm vi sinh lần thứ hai. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công một lần nữa. Đến đây, rác được chia thành các loại tương đối đồng nhất về phương diện vật lý. Tiếp đến rác được đưa qua hệ thống tuyển từ để loại bỏ sắt, ồi được chuyển vào sàng lồng quay. Tại sàng lồng quay, rác được phân chia thành 2 loại là các chất hữu cơ phân hủy được và các chất hữư cơ không phân hủy được. Mỗi loại được đi theo một hành trình riêng. Chất hữu cơ dễ phân hủy được nghiền nhỏ, phối trộn với phân hầm cầu, rồi được đưa vào hệ thống bể ủ hiếu khí sau khi đã được phun thêm chế phẩm sinh học ASC protect. Sau thời gian 20 ngày ủ, chất hữu cơ đã mùn hóa được sàng tách lấy mùn. Phần chưa mùn hóa được đưa trở lại hệ thống ủ. Mùn được ủ tiếp (ủ chín) từ 10 đến 15 ngày nữa để ổn định về mặt sinh học. Sau đó nó được trộn thêm các loại phụ gia đặc chủng, vi sinh vật kháng bệnh. Kết quả thu được phân bón hữu cơ vi sinh rất thích hợp cho việc cải tạo đất bạc màu, đất bị nhiễm phèn, đồi trọc đã bị rửa trôi…

Chất hữu cơ khó phân hủy được chuyển sang máy vò làm giảm thể tích, được sàng lồng và sấy khô để tách các chất rắn vô cơ (xà bần, mảnh chai, đá…) còn sót lại. Hỗn hợp các chất hữu cơ thu được tương đối đồng nhất về phương diện vật lý được đưa vào máy trộn và được phối trộn thêm các chất phụ gia. Sau đó hỗn hợp được đưa sang máy trộn dòng xoắn gia nhiệt tới 150oC, rồi được đưa sang bộ phận định hình sản phẩm, rồi máy ép thủy lực để tạo thành những sản phẩm có ích như gáo đựng mủ cao su, ống dẫn nước tưới, nước thải, tấm ngăn…

 Các bài viết khác:
 

Gắn nghiên cứu khoa học với trùng tu di tích

 

Thi đua sáng tạo khoa học kỹ thuật vì sự phát triển kinh tế – xã hội

 

Công đoàn với phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo

 

Tuổi trẻ với sáng tạo khoa học kỹ thuật

 

Thi đua sáng tạo khoa học kỹ thuật vì sự phát triển kinh tế – xã hội

Chọn số:

Chọn chuyên mục: