Mấy năm gần đây, Sở Khoa học và Công nghệ (Sở KHCN) đang tích cực đưa khoa học kỹ thuật tham gia xóa đói nghèo, nâng cao dân trí và đ?i sống vật chất của ngư?i dân vùng cao A Roàng với khả năng và cách làm riêng. Mục đích là góp phần xây dựng một A Roàng ấm no. Cũng là để giữ dân, giữ đ?t biên cương, giữ những cánh rừng nguyên sinh tuyệt đ?p còn nguyên vẹn.
A Roàng đã có khu quy hoạch thành tổ hợp du lịch – an dư?ng rộng hơn 10 ha với nhiều chức năng gắn với phát triển bền vững. Ở đây, có điểm nước khoáng nóng đang phun trào. Nghiên cứu sơ bộ của tiến sĩ Nguyễn Nhân Đức – phó Chủ nhiệm Bộ môn Dược, Trường Đại học Y Huế – cho thấy thành phần hóa học của nư?c suối khoáng nóng này khác biệt căn bản so với nước khoáng nóng ở Thanh Tân hay Mỹ An. Chúng ta có thể sử dụng để chữa một số bệnh cho ngư?i và vật nuôi.
Thay mặt Sở KHCN, Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ phát triển Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã khảo sát, tính toán tiềm năng của A Roàng, lên kế hoạch cụ thể, có trư?c mắt, có lâu dài. Nhờ sự tác đ?ng đúng lúc, thích đáng của khoa học đã tạo thêm sức mạnh cho A Roàng. Rồi giống rau, giống cá…cùng kiến thức canh tác theo lên với bà con. Việc tuyên truyền, mở lớp tập huấn, chọn ngư?i, chọn hộ làm điểm xây dựng mô hình. Giảng giải những điều khó hiểu, làm mẫu, hư?ng dẫn cho dân kỹ thuật trồng, chăm sóc…Cứ thế các anh đã làm hết việc này đến việc khác, được người dân A Roàng ủng hộ và làm theo nên đã đơm hoa, kết quả.
Tuy là vùng cao nhưng ở đây không thiếu thức ăn tươi. Đó là nhờ các dự án của Sở KHCN. Các anh đã đưa con giống, bày cách đào ao, cách tạo thức ăn tại chỗ cho dân. Thấm thoắt vài ba năm nay người dân A Roàng đã vững vàng trong nghề nuôi cá nước ngọt. Cá trắm nặng từ 8 đến 10 kg, cá chép, cá trôi từ 1-2kg không phải là hiếm. Nơi đây còn có thịt bò ngon nổi tiếng, đ?n thịt bò Đ?c Phổ, Quảng Ngãi cũng khó sánh bằng.
Ông A Viết Nùng, bí thư đảng ủy xã, say sưa kể về những thành công của dự án mà Sở KHCN đã tiến hành ở A Roàng. Dân biết trồng rau, biết đào ao nuôi cá, biết giữ gìn nguồn nư?c sạch hơn đ? dùng hàng ngày, dựng lớp học cho trẻ nhỏ, xây dựng trạm y tế, đ?p rộng thêm đư?ng đi lối lại…Quả là điều kỳ diệu đối với một xã vùng sâu, vùng xa, nơi con ngư?i chỉ nhớ mang máng tuổi mình bằng số lần mở nương làm rẫy.
Phần II của dự án đang được triển khai. Anh Hồ Văn Vĩnh, PGĐ Trung tâm, quyết tâm: “Không tiến tất thoái, chứ không có giữa chừng”. Đó là triết lý được đúc kết từ xưa, bây giờ đem áp dụng trong hoàn cảnh này thật chí lý.
Việc tiến hành dự án lần này đã được hoạch định kỹ. Để sớm thực hiện những dự kiến đã đặt ra cần phải bổ sung một số ý tưởng mới, công việc mới, mời một số nhà khoa học chuyên ngành cộng tác. Việc khơi dậy tiềm năng du lịch, nước khoáng nóng, tiềm năng đất, động thực vật bản địa được bàn thảo để triển khai. Thật không ai nghĩ đến việc trồng cây, mà là cây bóng mát, cây rừng chứ không phải là rau, màu như phần trước của dự án đã làm. Thật giống như chở củi về rừng! Nghe các anh lập luận thì cũng có lý. Rừng đã bị tàn phá bởi tập tục canh tác cũ nên đến nay, phần lớn đất ở của A Roàng rất trống trải. Đường sá mới mở, trường, trạm mới xây và hầu hết nhà dân đều thiếu bóng cây. Thế thì việc trồng cây là hợp lý. Trồng cây cũng sẽ làm người dân ở vùng rừng ý thức hơn về bảo vệ rừng. Lại phải cần đến các nhà khoa học trong việc chọn trồng cây gì? Sao cho vừa là cây bản địa, vừa mang lại lợi ích cho người dân.
Rời A Roàng, trở lại cuộc sống nơi phố phường điện sáng, nhà cao. Ngoảnh lại nhìn, một A Roàng bình yên nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Hình ảnh người phụ nữ chân trần, gùi nặng lầm lũi đi giữa nắng hè, ông già nhỏ thó vai vác dao quắm vẫy chào thân thiện, mấy đứa trẻ ở truồng dựa cửa nhìn theo…cứ vương vấn mãi.
Nguyễn Hải Hà
|