TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121473
Số người đang truy cập:
188


Số 4 – Quý IV – 2004

Văn hóa xã hội

Chất độc màu da cam

Chất độc màu da cam là gì?

Chất da cam là hỗn hợp hai chất n-butyl este 2,4 – D và 2,4,5 – T, chứa nhiều dioxin. Bình quân hàm lượng tạp chất dioxin là 4 gam/m3.

Dioxin là một chất “độc nhất trong các hoá chất mà con người tổng hợp ra được cho tới nay”. Chỉ cần 80 gam dioxin đem hoà vào hệ thống cấp nước là đủ giết chết toàn bộ dân một thành phố lớn 7 – 8 triệu dân. Chất dioxin khi ngấm vào cơ thể con người sẽ lưu lại trong máu, trong mô mỡ, trong sữa…gây hậu quả nặng nề.

Trong 10 năm 1961 – 1971, đế quốc Mỹ đã rải xuống Việt Nam khoảng 67 triệu lít chất độc hoá học, trong đó có khoảng 170kg chất dioxin. Theo ông Fokin, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, phát biểu tại Hội thảo quốc tế lần thứ nhất tổ chức ở TP Hồ Chí Minh (1983), thì lượng dioxin mà Mỹ đã sử dụng ở miền Nam Việt Nam có thể lên đến 500kg.

Chất độc màu da cam và sức khoẻ con người

Dioxin có tác hại nặng nề đối với sức khoẻ con người và môi trường sống.
Khi con người ở trong môi trường đã bị nhiễm chất dioxin thì dioxin sẽ xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường: hô hấp, tiêu hoá…Khi đã nhiễm vào cơ thể, dioxin không chỉ gây nên những ảnh hưởng tức thời mà còn có tác hại lâu dài qua nhiều thế hệ. Nhiều nghiên cứu đã xác định có đến 28 loại bệnh có liên quan đến sự tiếp xúc với dioxin.
Những tác hại tức thời là:
– Dioxin gây suy giảm miễn dịch dẫn đến sự bột phát các bệnh nhiễm khuẩn.
– Dioxin gây rối loạn chuyển hoá vitamin, đặc biệt là vitamin A, chuyển hoá men nội tiết…
– Dioxin gây chết trong trạng thái suy kiệt.
Những tác hại lâu dài là:
– Dioxin gây trạng thái bệnh lý tăng cao đối với các loại bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng.
– Dioxin là nguyên nhân gây nên các bệnh ung thư họng hầu, bệnh bạch cầu cấp và mãn, ung thư gan.
– Dioxin gây suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, kém ăn, mất ngủ, người gầy, sụt cân, thiếu máu, kém trí nhớ, nhức đầu, mệt mỏi, vận động khó khăn, mắt mờ, nhìn kém, suy giảm chức năng gan hoặc xơ gan cổ trướng, suy giảm miễn dịch, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, sốt rét…
– Dioxin gây tai biến sinh sản như suy thai tự nhiên, đẻ non, con chết trong bụng mẹ, chửa trứng, con sinh ra dị tật bẩm sinh, quái thai và rất nhiều bệnh tật khác…

Xoa dịu nổi đau da cam

Từ năm 1970, trên thế giới đã có nhiều Hội nghị quốc tế mang tính khoa học về tác hại của chất độc màu da cam. Tháng 8 – 2002, Hội nghị quốc tế với chủ đề “Hội nghị về hậu quả chiến tranh Việt nam, Lào và Campuchia”, diễn ra tại Stockholm – Thuỵ Điển. Hội nghị đã quy tụ nhiều nhà khoa học thuộc mọi lĩnh vực trong xã hội và đặc biệt quan tâm đến tính nhân đạo quốc tế. Trên cơ sở những luận chứng khoa học đầy đủ, hội nghị đã đưa ra những kiến nghị và giải pháp thiết thực nhằm giúp nhân dân Việt Nam khắc phục hậu quả của chiến tranh.

Tại Mỹ, có hơn 68.000 đơn khiếu nại của cựu chiến binh Mỹ trong đó khoảng 40.000 người đã được nhận trợ cấp, hàng chục công ty sản xuất chất độc cung cấp cho chính phủ Mỹ trong chiến tranh bị kiện và đã phải đóng vào quỹ trợ cấp nạn nhân chất độc da cam lên đến 240 triệu USD. Mức trợ cấp cao nhất là 12.800 USD, thấp nhất là 256 USD.

Ở Việt Nam, từ lâu đã có những tổ chức nhân đạo giúp đỡ những nạn nhân chất độc da cam. Nhà nước ta đã có những chính sách hỗ trợ như: tăng thêm kinh phí cho Hội Chữ thập đỏ để phẫu thuật chỉnh hình cho trẻ em bị khuyết tật do chất độc da cam, trợ cấp thường xuyên cho nạn nhân từng là bộ đội, thanh niên xung phong và con cái họ bị nhiễm chất độc màu da cam…

Tài liệu tham khảo:
– GS, BS Lê Cao Đài Chất da cam trong chiến tranh Việt nam – Tình hình và hậu quả.
– GS, TS nguyễn Trọng Nhân Nạn nhân chất Dioxin – Da cam – một vấn đề bức xúc hiện nay.

Đoàn Như Quê, Sở Khoa học và Công nghệ

 Các bài viết khác:
 

Tăng huyết áp tâm thu ở người lớn tuổi

 

Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2004) và 15 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1

Chọn số:

Chọn chuyên mục: