TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121454
Số người đang truy cập:
170


Diễn đàn

Thừa Thiên Huế: Phận gạch trước giờ G26/02/2010

 

Đã hết thời hạn phải xóa bỏ lò gạch thủ công (gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng) theo quyết định Thủ tướng Chính phủ, thế nhưng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, hàng chục lò gạch thủ công truyền thống vẫn chưa biết sẽ đi về đâu?

Dự án dềnh dang, dân bơ phờ tìm mặt bằng

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng từ sản xuất gạch bằng lò thủ công, theo Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ, xóa bỏ sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công phải thực hiện trước năm 2010. Năm 2005, UBND huyện Hương Trà đã phê duyệt quy hoạch chi tiết cụm làng nghề gạch gói tại xã Hương Vinh, với diện tích 10,4 ha, kinh phí đầu tư hơn 10 tỷ đồng. Thế nhưng, đã hơn 4 năm trôi qua, từ ngày được phê duyệt, dự án quy hoạch làng nghề gạch gói vẫn  “án binh bất động” hàng chục hộ dân sản xuất gạch chẳng biết sẽ đi về đâu để tìm mặt bằng.

Do chưa có quy hoạch vùng sản xuất gạch ngói tập trung, các lò gạch thủ công lại xen lẫn trong khu dân cư, nên các cơ sở tận dụng đất ở để làm lò nung gạch, tận dụng những khoảng trống hai bên lề tỉnh lộ 4B để làm bãi tập kết lò gạch đã gây ảnh hưởng đến giao thông đường bộ, ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng đến cộng đồng dân cư và sản xuất nông nghiệp. Kết quả quan trắc của Trung tâm chuyển giao công nghệ, kiểm định, kiểm nghiệm (Sở Khoa học Công nghệ) tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: bụi, nồng độ khí thải gây ô nhiễm môi trường vượt mức cho phép đến 8,4 và 7,7 lần.

Bà Nguyễn Thị Thảo, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Vinh, cho biết: sau khi có quyết định của Thủ tướng, UBND xã cấm các chủ lò gạch chở thêm đất sản xuất. Xã đã tổ chức họp dân để tuyên truyền về việc sẽ di dời các lò gạch thủ công đến địa điểm mới trước 2010. Xã trăn trở làm sao cho di dời các lò gạch cũ đến nơi mới, nhưng hiện nay mặt bằng chưa có, điểm di chuyển mới quá xa so với nhà và lò gạch cũ, nên nhiều gia đình không muốn lên nơi ở mới. Đã 4 năm trôi qua, dự án cả chục tỷ đồng vẫn chưa triển khai thực hiện được, các lò gạch ngày càng co cụm lại, việc chuyển đổi làng nghề tại xã xem ra không dễ dàng.

Hậu dẹp là nỗi lo

Thừa Thiên Huế có 22 lò gạch sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống, giải quyết việc làm cho 315 lao động, tập trung chủ yếu ở hai xã Hương Toàn, Hương Vinh của huyện Hương Trà. Mỗi năm, các lò gạch này sản xuất khoảng hơn 17 triệu viên gạch, đem lại thu nhập từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng cho người lao động. Tuy nhiên, lò gạch thủ công truyền thống lại đứng đầu danh mục các nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp vùng phụ cận.

Do nhiều xã, huyện vẫn chưa thông báo thời điểm dẹp bỏ lò gạch sản xuất truyền thống nên nhiều gia đình vẫn hy vọng, tỉnh sẽ tiếp tục dời lùi lại lệnh cấm.

Ngồi bần thần trên lò gạch cũ sắp phải xóa bỏ, ông Nguyễn Đức Lâm, thôn Thủy Phú, xã Hương Vinh ngậm ngùi tâm sự: ‘Chủ trương thì bà con nhất quyết chấp hành, nhưng đến bây giờ chưa có mặt bằng, dân chúng tôi làm sao đầu tư cho nỗi, bình quân mỗi lò gạch phải mất 200-300 triệu, cộng cả mặt bằng lên đến gần  bạc tỷ ai làm nỗi. Nếu cấm sản xuất đúng thời gian, chúng tôi không biết lấy gì để sống. Hiện lò gạch của chúng tôi hàng ngày giải quyết cho 25-30 lao động, đa số họ là dân nghèo làm ruộng, nếu cấm xin được lùi thời gian để sản xuất hết đất cũ đã đổ thành đống tại đây”.

Ông Thái Liêm – Phó phòng Công thương huyện Hương Trà nói: Để duy trì nghề cho người sản xuất gạch và đảm bảo môi trường, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có chủ trương đưa lò gạch kiểu đứng vào thay thế kiểu lò nung thủ công truyền thống. Tuy nhiên, vốn đầu tư cho lò đứng quá lớn, phải mất từ 600 đến 1,5 tỷ đồng. Mặt khác, người sản xuất gạch thủ công vốn làm theo mùa vụ, nhỏ lẻ, không liên tục nên khi đầu tư lò đứng sẽ rất lãng phí vì công nghệ lò đứng chỉ nhóm một lần, nếu sản xuất không liên tục phải nhóm lại sẽ rất tốn kém.

Cũng theo ông Liêm: Xoá bỏ sản xuất lò gạch thủ công đã được huyện triển khai từ lâu, nhiều giải pháp hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho những hộ sản xuất được đưa ra nhưng cũng để đó vì “chờ” kinh phí để thực hiện. Chắc chắn chưa thể xử lý dứt điểm các lò gạch thủ công đúng thời gian, nhất là thời điểm hiện nay, vốn đầu tư cho khu quy hoạch làng nghề gạch gói tăng lên khoảng 18 tỷ đồng.

Nguyễn Phương

 Các tin khác:
 

Cầu nối để các nhà khoa học và khách hàng trao đổi, mua bán thiết bị, sản phẩm khoa học công nghệ26/02/2010

 

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam25/02/2010

 

Quá trình hình thành và phát triển công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội Việt Nam25/02/2010

 

Tư vấn, phản biện và giám định xã hội: từ tự phát đến chuyên nghiệp25/02/2010

 

Sự thật về cái tên “Suối Máu”07/01/2010

 

Cần tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng giải thưởng, hội thi28/07/2009

 

Những đề tài khoa học với giá trị không thể tính bằng tiền05/06/2009

 

Giải pháp nào cho vườn quốc gia Bạch Mã12/01/2009

 

Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế qua hai kỳ Đại hội25/12/2008