TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121472
Số người đang truy cập:
186


Số 3 – Quý III – 2004

Nông nghiệp – Nông thôn

Kỷ niệm 89 năm ngày sinh của Cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 – 1/7/2004):

Đồng chí Nguyễn Văn Linh, một trong những nhà thiết kế đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta

Lời điếu của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu, đọc tại Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Văn Linh, ngày 29 – 4 – 1998, đã khẳng định: Đồng chí Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, “người đảng viên cộng sản rất mực kiên cường, trung thành tận tuỵ, suốt đời chiến đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân, một người lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, nhân dân và quân đội ta, người bạn tin cậy của bạn bè quốc tế, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã trải qua gần 70 năm hoạt động cách mạng. Đồng chí đã tham gia lập lại Xứ ủy Trung Kỳ, giữ các chức vụ Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ lớn, Bí thư Đặc ủy Sài Gòn – Gia Định, Ủy viên Thường vụ, rồi quyền Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Ủy viên Trung ương Đảng khoá III, Bí thư Trung ương Cục miền Nam.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng khoá IV, Ủy viên Bộ Chính trị khoá V, Trưởng ban Cải tạo XHCN của Trung ương, Trưởng ban Dân vận – Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tại đại hội VI của Đảng, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương. Tại Đại hội VII và Đại hội VIII của Đảng, đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí là đại biểu Quốc hội khoá VIII.

Đồng chí đã trải qua hai lần với hơn 10 năm bị gông cùm trong ngục tù đế quốc.

Dù ở đâu và làm việc gì, đồng chí Nguyễn Văn Linh đều đem hết sức lực, trí tuệ cống hiến cho Đảng và nhân dân.

Đại hội VI của Đảng mở đầu công cuộc đổi mới, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam. Đồng chí đã có những đóng góp tích cực và có hiệu quả vào việc thiết kế đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Với cương vị là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã cùng với tập thể Bộ Chính trị chèo lái con thuyền cách mạng, vượt qua muôn vàn khó khăn, đẩy mạnh công cuộc đổi mới và thu được những thành tựu rất quan trọng.

Là người chịu trách nhiệm cùng Trung ương tổ chức thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn nhấn mạnh đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là để đạt tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội bằng con đường, hình thức, phương pháp và bước đi phù hợp quy luật. Nguyên tắc hàng dầu của đổi mới là phải khẳng định sự lãnh đạo của Đảng. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Đảng, đồng chí nhấn mạnh: “Sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội ta là một tất yếu khách quan…”.(1)

Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, Đảng phải nhìn thẳng vào sự thật. Phát biểu ý kiến tại lớp nghiên cứu nghị quyết Đại hội VI, ở Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), tháng 5 – 1987, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã chỉ rõ: Có thực sự đổi mới tư duy và phong cách mới hiểu được thực chất của hiện trạng, phân biệt rõ đúng sai, phát huy được nhân tố tiến bộ, gạt bỏ được những sai lầm. Từ đấy mở ra một trình độ mới trong việc nhận thức và vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác-Lênin, khơi dậy được tính tự chủ động sáng tạo vô tận của nhân dân lao động, phát huy được tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội để đưa đất nước tiến lên”. (2)

Đồng chí Nguyễn Văn Linh còn khẳng định sức mạnh, uy tín và chất lượng lãnh đạo của Đảng phụ thuộc vào phần quyết định ở việc phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Và để thực hiện dân chủ hoá xã hội, theo đồng chí, trước hết phải dân chủ hoá trong Đảng. Từ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho đến các tổ chức Đảng ở cơ sở phải là tấm gương mẫu mực trong việc thực hiện dân chủ. Mọi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên có chức vụ cao, đều phải sống và làm việc theo pháp luật như mọi công dân bình thường, không có ngoại lệ.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã sớm thấy bệnh quan liêu, tham nhũng có nguy cơ trở thành quốc nạn, nên đã kịp thời đề xuất “Những việc cần làm ngay” đăng trên báo Nhân Dân. Bằng lối viết ngắn gọn, súc tích, nhưng đầy tính chiến đấu, những bài báo ký tên N.V.L đã “tạo ra nguồn sinh khí mới trong xã hội; dân chủ, công khai, nói thẳng, nói thật, lời nói đi đôi với việc làm, góp phần đấu tranh chống tiêu cực, làm trong sạch bộ máy các cơ quan Đảng, Nhà nước”.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh còn đòi hỏi: “Để xứng đáng là người lãnh đạo chính trị đối với xã hội, xứng đáng với niềm tin yêu và hy vọng của nhân dân, Đảng ta phải không ngừng nâng cao và hoàn thiện sự lãnh đạo của mình”.(3)

Đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn luôn kiên trì sự nhất quán giữa nói và làm. Hơn 10 năm trong ngục tù Côn Đảo, cùm kẹp, tra tấn không khuất phục được đồng chí. Trong hai cuộc kháng chiến ác liệt ở miền Nam, mưa bom, bão đạn, gian khổ không lay chuyển được ý chí đấu tranh cho độc lập, thống nhất đất nước của đồng chí. Khi trở thành Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí vẫn giữ được bản chất liêm khiết, khiêm tốn, giản dị của người cách mạng. Đồng chí luôn ý thức giữ gìn cuộc sống của cá nhân mẫu mực, theo gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh luôn giản dị trong bộ quần áo ka ki bạc màu, đi trên chiếc xe lada cũ màu vàng nhạt, không có máy điều hoà nhiệt độ…để đến với các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị bộ đội và các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Theo đồng chí, người lãnh đạo không nhất thiết lúc nào cũng phải đi xe con sang trọng, đi “chuyên cơ”.

Giữa lúc đất nước đang từng bước đổi mới đi lên, thì tại Đại hội VII của Đảng (6-1991), mặc dù được nhiều đoàn đại biểu đề cử, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã xin phép toàn Đảng thôi giữ chức vụ Tổng Bí thư và không ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương. Thật là một cử chỉ cao đẹp.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, “đồng chí Nguyễn Văn Linh đã giữ trọn danh diệu cao quý cửa người cộng sản, một lòng, một dạ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, hy sinh cao cả vì lý tưởng cao đẹp của Đảng. Đồng chí đã để lại cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta một tấm gương trong sáng về phẩm chất của người cộng sản “Tận trung với nước, tận hiếu với dân”, sống trung thực, thẳng thắng, chan hoà, gần gũi mọi người, giản dị và cần kiệm, ghét thói phô trương, hình thức…”.(4)

Ghi chú:

(1)(2)(3) Báo Nhân Dân số 16427, ngày 2-7-2000.

(4) Điếu văn của BCHTƯ Đảng do Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đọc tại lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Văn Linh, ngày 29 tháng 4 năm 1998.

Chính Luận

 Các bài viết khác:
 

Kỷ niệm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9:

 

Làng di sản Phước Tích

 

Đàn bò siêu thịt ngoại nhập phát triển tốt

 

Kỹ thuật trồng xoài

 

Kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây vạn tuế

Chọn số:

Chọn chuyên mục: