TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121467
Số người đang truy cập:
182


Văn hoá xã hội

Tình hình Kinh tế – Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 200926/02/2010

Năm 2009, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng kinh tế – xã hội của tỉnh giữ được ổn định và phát triển, hoàn thành 15/17 chỉ tiêu, trong đó các chỉ tiêu chủ yếu: tăng trưởng kinh tế, sản lượng lương thực có hạt, xuất khẩu, huy động vốn đầu tư toàn xã hội, thu ngân sách đều vượt kế hoạch.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt trên 11,19%, vượt kế hoạch đề ra (10%); trong đó, dịch vụ chiếm 45,9% trong GDP tăng 11%; công nghiệp – xây dựng chiếm 37,6% trong GDP, tăng 14,4%, riêng nông nghiệp mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh nhưng đã đạt mức tăng 2,5% chiếm 16,5% trong GDP. Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 2.520 tỷ đồng, vượt 17,5% dự toán, tăng 30,9% so năm 2008. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 7.243 tỷ đồng, tăng 25,2%, vượt kế hoạch 8,1%. Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người ước đạt trên 1.000 USD (kế hoạch 2009 là 900 USD).


Hoạt động xuất khẩu có tiến bộ, giá trị xuất khẩu ước đạt 140,8 triệu USD, tăng 30,8% so năm 2008; một số mặt hàng xuất tăng khá như: Dệt may; bia Huda; thủy sản… 

Thương mại, dịch vụ tăng khá, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 9,9 nghìn tỷ đồng, tăng 18,3% so năm 2008. 

Dịch vụ viễn thông, internet phát triển nhanh; tổng thuê bao điện thoại đạt bình quân 115,9 máy/100 dân, tăng 42,3%; mật độ thuê bao internet 3,7 thuê bao/100 dân, tăng 42%.

Lĩnh vực công nghiệp đã tập trung cơ cấu lại sản xuất để vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển. Giá trị sản xuất ước đạt 5604,7 tỷ đồng, tăng 16,8% so năm 2008. Việc khôi phục và phát triển làng nghề được quan tâm. Thông qua lễ hội Festival nghề 2009 đã tạo điều kiện phát triển nghề pháp lam, thêu ren, mây tre đan, dệt zèng, composite mỹ nghệ…

Lĩnh vực nông nghiệp dù gặp thời tiết diễn biến bất thường, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất trong cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, nhưng tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vẫn đạt 78.633 ha, tăng 2,1% so năm 2008; sản lượng thóc cả năm ước đạt 282,8 nghìn tấn, tăng 2,8% so năm 2008; Sản lượng lương thực có hạt chung cả năm đạt 287,5 nghìn tấn, vượt 15% so kế hoạch, tăng 2,6% so năm 2008.

Diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) ước đạt 5.346,8 ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 9.499 tấn, tăng 2,7% so năm 2008; sản lượng khai thác ước đạt 27,95 nghìn tấn, tăng 5,4%; trong đó, khai thác biển 24 nghìn tấn, tăng 6%.

Công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR và quản lý lâm sản có tiến bộ. Đã khoanh nuôi tái sinh 7479 ha rừng, chăm sóc 12 nghìn ha; dự ước trồng mới 4000 ha rừng tập trung; trồng mới 3,5 triệu cây phân tán; Tuy nhiên, cơn bão số 9 đã làm gãy đổ 3.410 ha rừng trồng và trên 367 ha cao su.

Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư; đã cơ bản hoàn thành Chương trình kiên cố kênh mương trước 1 năm. Kết quả đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, kiên cố hóa hệ thống kênh mương đã góp phần chủ động tưới tiêu cho diện tích 2 vụ lúa và một số diện tích màu.

Công tác quy hoạch trong năm 2009 đã được coi trọng, nhất là quy hoạch xây dựng. Tiếp tục triển khai 47 dự án quy hoạch ngành, lĩnh vực; trong đó có 42 quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, khu công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất cấp xã; tổ chức lập 29 đề án, kế hoạch thực hiện các đề án chiến lược, quy hoạch của Trung ương và của tỉnh.

Thực hiện Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/05/2009 của Bộ Chính trị về Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương; chỉ đạo lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, điều chỉnh kế hoạch theo hướng ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng một số đô thị động lực, chỉnh trang, nâng cấp cơ sở hạ tầng các đô thị dọc tuyến Quốc lộ 1A tạo sự khang trang, sạch đẹp, ưu tiên các đô thị cửa ngõ như: Phong Điền, Lăng Cô; đầu tư hạ tầng đô thị Phú Đa đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại V, tạo chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế trong các khu vực đô thị.

Đã hoàn thành nhiều công trình đưa vào sử dụng như chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng một số trục đường chính trong thành phố Huế, đường và cầu vượt Thủy Dương, đường Nguyễn Chí Thanh (Quảng Điền),… Đưa vào sử dụng hệ thống nối mạng cấp nước sạch thị trấn Phong Điền, cấp nước sạch đến các xã Quảng Công, Quảng Ngạn (Quảng Điền).

Lĩnh vực văn hóa – thể thao có nhiều nhiều hoạt động được tổ chức. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã có 1.125 làng, thôn, bản, tổ dân phố được công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa (tỷ lệ 82,2%); 911 cơ quan, đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa (tỷ lệ 85,8%); 189.060 gia đình được công nhận gia đình văn hóa (tỷ lệ 87,1%), 28 xã, phường, thị trấn đăng ký xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa (tỷ lệ 27,3%), 38,3% số thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng.

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc được quan tâm. Đã ưu tiên đầu tư các thiết chế văn hóa, các dự án tu bổ di tích. Hoàn chỉnh công trình Tượng đài Quang Trung. Đã hoàn thành nhiều hồ sơ công nhận di tích; trong đó, địa đạo Bạch Mã, khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, làng cổ Phước Tích đã được xếp hạng di tích quốc gia. Quần thể kiến trúc Cố đô Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Lĩnh vực y tế đã làm tốt công tác giám sát dịch tễ, tuyên truyền, phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch,…. nhờ vậy, không để dịch bệnh xảy ra.

Lĩnh vực giáo dục đã giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông năm học 2008 – 2009, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 86,29%, tăng 15,37% so với năm học trước. Mạng lưới các trường học phát triển cả về số lượng và chất lượng; đã có 116/577 trường đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ 20,1%; cơ bản hoàn thành chương trình cải tạo môi trường vệ sinh trường học.

Đời sống các gia đình có công, đối tượng chính sách xã hội, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã được chú trọng chăm lo. Tổ chức tốt các hoạt động cứu trợ các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản trong bão số 9.

Chương trình an sinh xã hội đã thực hiện có kết quả các chính sách kích thích kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội hướng vào người nghèo, vùng miền núi, ven biển, đầm phá. Chương trình định cư dân thủy diện đã ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng các khu định cư, cơ bản hoàn thành giao đất cho 356 hộ dân thủy diện. Chương trình định cư và cải thiện cuộc sống dân vạn đò sông Hương đã cơ bản hoàn thành hạ tầng các khu tái định cư ở Phú Mậu, Hương Sơ và 08 nhà chung cư tại Phú Hậu, tổ chức di dân, ổn định cuộc sống cho 562 hộ. Nhờ nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều giải quyết, đã giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 8%.

Công tác phòng chống tệ nạn xã hội đã được chú trọng, tiếp tục phát động phong trào đăng ký xây dựng mới xã/phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm; tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền về công tác phòng chống tệ nạn xã hội, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và triệt phá ổ nhóm,… góp phần hạn chế tệ nạn xã hội trên địa bàn.

Doãn Quan (Theo www.thuathienhue.gov.vn)


 Các tin khác:
 

Các nhà giáo được công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 200926/02/2010

 

Mười thay đổi quan trọng bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 201031/12/2009

 

Chung tay chia sẻ trách nhiệm với trẻ em29/12/2009

 

Nhà nghiên cứu Huế Phan Thận An: “Tôi ước muốn chuyển hết số mộc bản về cho Huế để phát huy tác dụng di sản này trên đất Cố đô”09/11/2009

 

Phục nguyên điện Cần Chánh – Đại Nội Huế : “Không chỉ là ước nguyện…”20/10/2009

 

Đỗ thủ khoa cả hai khối A và B03/08/2009

 

Lăng Gia Long – Bức tranh tuyệt tác đang được khôi phục30/07/2009

 

Thư viện Hoàng cung sẽ là nơi bảo tồn một cách tổng thế các Di sản văn hoá Huế23/07/2009

 

Festival nghề truyền thống Huế 2009: “Nghề truyền thống – Bản sắc và phát triển”23/07/2009