Bệnh chảy nhựa trên cây Thanh trà nên xử lý như thế nào? Giai đoạn nào xử lý có hiệu quả cao nhất?
Chảy gôm (chảy nhựa) là bệnh do các loài vi khuẩn hoặc các loài nấm gây nên. Bệnh thể hiện với đặc trưng chảy nhựa ở những vết nứt nẻ trên vỏ thân, cành. Bệnh phát sinh và gây hại nặng ở các vườn trồng dày, cây ít được tỉa cành tạo tán, đất quá ẩm ướt; vườn không có rãnh thoát nước, nước mưa, nước tưới chảy tràn từ gốc nọ sang gốc kia… các cây có thân, cành, gốc nứt nẻ. Các vườn có tuổi từ 8-12 năm trở lên thường bị bệnh nặng. Trong các giống cây ăn quả có múi thì bưởi, chanh, đào, quất cảnh, quýt vỏ vàng Bắc sơn là những giống bị nhiễm bệnh nặng. Bệnh phát triển mạnh từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 năm sau. Cao điểm của bệnh vào thời kỳ cây nở hoa và mang quả non
Ở nước ta đã phát hiện được hai loài nấm gây bệnh này là Phytophthora Citrrophthora (nảy mầm ở nhiệt độ 35 độ C); nấm phytophthora Citricola (nảy mầm tốt ở nhiệt độ trên dưới 10 độ C). Như vậy cả mùa đông và mùa hè bệnh chảy gôm đều phát triển được. Nấm lây lan phát tán nhờ nước mưa và nước tưới. Cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây để hạn chế bệnh chảy gôm: 1. Tuỳ theo từng giống, trồng với mật độ thích hợp để khi cây 8-12 tuổi vẫn đảm bảo độ thông thoáng, vườn không quá rậm rạm. 2. Hàng năm phải vệ sinh vườn tược, tỉa cành, tạo tán cho cây. 3. Làm các rãnh tiêu nước trong màu mưa, dẫn nước tưới trong mùa khô. 4. Bón cân đối đạm, lân và kali, đặc biệt chú ý bón đủ kali. Mỗi năm bón vôi và phân chuồng một lần. 5. Dùng thuốc trừ bệnh có hoạt chất Fosetyl Aluminium như Alpine 80WP, pha nồng độ 1-3%, phun ướt đẫm toàn bộ tán lá, hoặc quét lên thân cây đều cho kết quả tốt. Từ tháng 9 đến tháng 12, mỗi tháng phun thuốc 1 lần; từ tháng 1 đến tháng 5 cứ 10-15 ngày phun thuốc một lần. Không nên hoà thuốc với nước rồi tưới vào gốc cây, hiệu quả không cao. Có thể dùng Thuốc Boóc đô hoặc Ridomin.
|