TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121457
Số người đang truy cập:
173


Văn hoá xã hội

Kiều Hùng – loài cây cảnh đầy vẽ quyến rũ22/04/2010

 

Cái tên Hán Việt “kiều hùng” cũng đủ gây sự tò mò cho bất kỳ ai quan tâm đến cây cỏ, hoa lá. Chữ “kiều” mang nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có bốn nghĩa có thể dùng cho trường hợp này là: (1) những lông dài ở đuôi chim, (2) mềm mại đáng yêu, (3) duỗi dài ra, (4) vút cao, chữ “hùng” có nghĩa là nhị (nhị đực). Hoa của loài cây này mang rất nhiều nhị màu hồng hay đỏ vươn dài, vút cao tua tủa, mảnh mai, mềm mại, gặp gió thoảng nhẹ sẽ lung linh rất huyền ảo.

Thật ra, có hai loài tương cận: loài cao cây, có kiểu lá kép lông chim hai lần, mỗi cuống thứ cấp mang 7-10 cặp lá chét nhỏ như lá me, nhị hoa màu hồng, nhạt dần về phía gốc, được gọi là kiều hùng đầu đỏ, chu anh hoa, hồng nhung cầu, tên khoa học là Calliandra haematocephala, tên tiếng Anh là Pick Powder Puff, Rose Cascade; loài thấp cây, có kiểu lá kép lông chim hai lần, mỗi cuống thứ cấp mang 3-4 lá chét có chót khuyết lõm dạng như lá móng bò, lớn và dày hơn, màu sáng hơn, nhị hoa đỏ thắm, được gọi là kiều hùng chót lõm, ao hiệp hồng hợp hoan, hồng phấn phốc hoa, tên khoa học là Calliandra emarginata, tên tiếng Anh là Red Powder Puff, Blood Red Tassel Flower, Blood red Tassel Flower, Dwarf Powder Puff. Cả hai loài đều thuộc họ Trinh nữ – Mimosaceae (cũng có hệ thống phân loại xếp vào phân họ Trinh nữ – Mimosoideae, họ Đậu – Fabaceae).



 

Đây là hai loại cây cảnh có dáng dấp và hoa đẹp, được rất nhiều người ưa chuộng. Vốn xuất thân từ châu Mỹ (loài kiều hùng đầu đỏ có nguồn gốc ở Brasil, loài kiều hùng chót lõm có nguồn gốc ở Mexico), nhưng chúng được trồng khắp nơi trên thế giới, nhất là những vùng nhiệt đới do thích hợp với khí hậu nóng ẩm, nền đất màu mỡ, ẩm ướt nhưng thoát nước tốt và chỗ đủ ánh sáng. Cây dễ phát triển nhờ tái sinh bằng hạt. Hạt dễ nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm cao. Do chiều cao cây không lớn, loài kiều hùng đầu đỏ thường chỉ cao 1-3 m, loài kiều hùng chót lõm thấp hơn (còn được gọi là kiều hùng lùn), hoa của chúng trổ trong tầm mắt người quan sát, nên chúng rất thích hợp cho việc trồng ở các vườn cảnh. Nhiều gia đình chọn chúng để tôn tạo cho một góc sân vườn hay hành lang hiên nhà. Một trong hai loài hoặc đôi khi cả hai, cũng thường được đưa trồng ở các sân vườn trường học, khuôn viên công sở, các điểm văn hóa, đình chùa,…Với những nhị hoa hồng sắc sặc sỡ, kiểu dáng lạ mắt, nỗi bật giữa vòm lá xanh tươi, bóng mượt, một vài cây kiều hùng tọa lạc một góc nào đó rất dễ gây sự chú ý, cuốn hút sự tò mò, lắm khi lại là yếu tố giữ chân khách. Vào những ngày nở hoa rộ, kiều hùng góp phần phá tan sự tĩnh mịch của không gian vườn tược. Nhờ thế, cảnh vật bớt phần buồn tẻ.

Ở Huế, kiều hùng đầu đỏ được trồng khá nhiều nơi, từ đồng bằng lên đến miền núi. Riêng loài kiều hùng chót lõm còn hạn chế phát triển, ít phổ biến hơn kiều hùng đầu đỏ. Nhìn chung, cả hai loài kiều hùng đều có hoa sặc sỡ, lạ mắt, cây có kích thước vừa phải, cành nhánh mảnh mai, mềm mại, lá đẹp, dễ nhân giống, dễ cơ cấu vào các không gian nhỏ. Cây ít bị sâu bệnh hại, không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều, thích hợp với việc đưa trồng bất kỳ đâu đủ ánh sáng, đủ ẩm, đất không quá trơ cằn.


Đỗ Xuân Cẩm

(Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế)

 

 Các tin khác:
 

Thừa Thiên Huế: Một thành phố trực thuộc Trung ương đặc trưng của Việt Nam13/04/2010

 

Báo “Miền Nam Việt Nam chiến đấu” và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử13/04/2010

 

Xây dựng chương trình du lịch sinh thái vì người nghèo trên phá Tam Giang16/03/2010

 

Festival Huế 2010: Nơi gặp gỡ các thành phố Cố đô và điểm hẹn các Di sản văn hoá thế giới03/03/2010

 

Tình hình Kinh tế – Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 200926/02/2010

 

Các nhà giáo được công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 200926/02/2010

 

Mười thay đổi quan trọng bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 201031/12/2009

 

Chung tay chia sẻ trách nhiệm với trẻ em29/12/2009

 

Nhà nghiên cứu Huế Phan Thận An: “Tôi ước muốn chuyển hết số mộc bản về cho Huế để phát huy tác dụng di sản này trên đất Cố đô”09/11/2009