TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121453
Số người đang truy cập:
170


Tin Khoa học Công nghệ

Chế phẩm sinh học EXIN 4.5HP: “Khắc tinh” của bệnh lùn sọc đen trên lúa23/06/2010

Ngày 7-6, UBND huyện Tiền Hải (Thái Bình) đã tổ chức đánh giá hiệu lực của nhóm chế phẩm sinh học Exin 4.5HP – loại chế phẩm được nhận định là có khả năng “thanh trừ” bệnh lùn sọc đen và dịch rầy nâu trên lúa và đã thu được những kết quả hơn cả mong đợi.

Gần 30.000 ha lúa nhiễm bệnh lùn sọc đen

Theo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến nay bệnh lùn sọc đen (LSĐ) hại lúa đã phát sinh gây hại tại 28 tỉnh với tổng diện tích trên 26.403ha. Theo tính toán chưa đầy đủ, vụ mùa năm 2009, bệnh LSĐ đã “cướp” đi hơn 600 tỷ đồng. Phía Bắc có 20 tỉnh, Bắc Trung Bộ có 5 tỉnh, miền Nam Trung Bộ có 3 tỉnh bị nhiễm bệnh. Trong đó, riêng tỉnh Ninh Bình có diện tích lúa bị nhiễm bệnh lớn nhất 17.000 ha. Cũng theo Cục Bảo vệ thực vật, diện tích nhiễm bệnh mới phát sinh trên diện tích lúa hè thu sớm trên toàn quốc là 563 ha, tập trung tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, trong đó nặng nhất là  Thừa – Thiên Huế với 364 ha bị bệnh lùn sọc đen trên trà lúa hè thu sớm. Theo Viện Bảo vệ thực vật, virus lùn sọc đen không lây lan trực tiếp từ cây lúa sang cây lúa hoặc các loại hoa màu khác mà lây qua trung gian là rầy lưng trắng. Dịch lùn sọc đen làm lá lúa tự nhiên xoắn tít lại, không lớn lên được (lùn) và dần bị lụi hẳn đi, hoặc mọc thêm chồi ở thân cây, lá ôm chặt đòng, không trổ bông.

Niềm vui cho nông dân

Một tin vui đến với bà con trồng lúa khi mới đây, kỹ sư  Hứa Quyết Chiến, Viện Sinh học nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và cho ra đời chế phẩm sinh học Exin 4.5HP đối với bệnh lùn sọc đen và loại trừ rầy trên cây lúa. Đây là đề tài cấp nhà nước do Bộ Khoa học – Công nghệ hỗ trợ. Theo KS Chiến, chế phẩm sinh học EXIN 4.5HP hoàn toàn có khả năng ngăn chặn được dịch bệnh lùn sọc đen đang gây hại trên cây lúa, điều mà các nhà khoa học thế giới chưa từng làm được. Cơ chế hoạt động của chế phẩm đối với việc phòng chống bệnh lùn sọc đen là kích thích cây lúa sinh tổng hợp một số chất mới để ngăn cản quá trình tái tạo virus, giúp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển bình thường.

Hôm qua (7-6), tại huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình), UBND huyện đã tổ chức đánh giá hiệu lực của nhóm chế phẩm sinh học Exin 4.5HP. Chế phẩm này được thực hiện trên 6ha tại một số xã trong huyện.

Ông Vũ Đức Hằng –  Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải khẳng định, sau khi phun chế phẩm Enxin 4.5 HP, lúa đã lên xanh bình thường trở lại, phát triển tốt, sạch bệnh chứng tỏ thuốc có hiệu ứng tốt. Sau một thời gian thử  nghiệm phun chế  phẩm cho thấy số hạt/bông nhiều và màu vỏ hạt vàng sáng. Năng suất dự kiến đạt khoảng 250 – 300kg/sào, cao hơn 15% so với những diện tích không sử dụng chế phẩm. Việc sử dụng chế phẩm này vừa bảo vệ được sức khoẻ cho người phun thuốc, vừa bảo vệ môi trường sống và môi trường nuôi trồng thuỷ sản.

Một cộng sự của Kỹ sư Chiến cho biết, ngay sau khi nghe thông tin các tỉnh miền Bắc, miền Trung bị dịch bệnh lùn sọc đen hoành hành, ông đã trực tiếp đưa chế phẩm Exin 4.5 HP đi 8 tỉnh để thử nghiệm. Thuốc được cấp phát miễn phí cho bà con nông dân với tổng diện tích thử nghiệm 50ha ở những nơi có lùn sọc đen xuất hiện và mật độ rầy lưng trắng dày đặc. Chỉ sau 2-3 tuần sử dụng thuốc trên lúa, nông dân ở các  tỉnh  Bắc Giang, Hải Dương, Thái  Bình… phấn khởi cho biết, chế phẩm này sau khi phun 1 ngày, các thửa ruộng đã không còn rầy.

“Chúng ta có sản phẩm rồi, cần tiếp tục từng bước thí nghiệm để khẳng định loại chế phẩm này trên diện tích lúa rộng hơn để có đủ căn cứ khoa học. Tiền Hải cũng đề nghị vụ tới tiếp tục thí điểm trên các chân lúa và giống lúa khác nhau của 35 xã. Chúng tôi nghĩ cần đề nghị Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục vào cuộc cùng với nhà khoa học để làm rõ công dụng của EXIX 4.5HP, nếu thực sự có hiệu quả cần công nhận để đưa vào sử dụng đại trà trên địa bàn toàn quốc”- ông Hằng khẳng định.

Exin 4.5 HP là chế phẩm được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát ký quyết định đặc cách đưa vào sử dụng từ năm 2001, nhưng chỉ để trị bệnh đạo ôn trên cây lúa. Theo ông Chiến, chế phẩm này không chỉ  điều trị  bệnh  đạo  ôn, bệnh  lùn  sọc  đen trên lúa mà  còn có thể giúp cho cây trồng ứng phó được nhiều loại sâu bệnh khác nhau và  không chứa  chất gây hại cho người sử dụng và môi trường.

Phương Thảo

Nguồn: daidoanket.vn

 Các tin khác:
 

Phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa: Người dân còn quá chủ quan22/06/2010

 

Sàng lọc và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung16/06/2010

 

Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế: Lần đầu tiên mổ thoát vị bẹn nội soi bằng kỹ thuật mới16/06/2010

 

E-learning – Mô hình đào tạo qua mạng: Lợi thế và những tiềm năng19/04/2010

 

Bảo tồn các loài Lan rừng quý hiếm13/04/2010

 

Hệ thống xử lý nước ngầm nhiễm phèn qui mô hộ gia đình13/04/2010

 

Nhóm sinh viên với đề tài nghiên cứu tăng năng suất cây lạc31/03/2010

 

Biến đổi khí hậu làm tổn thương môi trường biển miền Trung10/03/2010

 

Điều trị đau bụng và vô sinh do lạc nội mạc tử cung02/03/2010